Kali sunfat là dạng muối vô cơ thường được sử dụng làm phân bón. Công dụng chính phân này là bổ sung lượng Kali dinh dưỡng cho cây trồng. Bên cạnh đó kali sunfat còn được ứng dụng vào các trường hợp khác, cũng như có một số biện pháp cần lưu ý khi sử dụng phân kali sunfat. Bài viết sau phân bón Huy Long sẽ mang đến những thông tin cần thiết cho các bạn.
Hợp chất Kali sunfat K2SO4 là gì?
Kali sunfat là một hợp chất hóa học vô cơ hầu như không tồn tại ở dạng nguyên chất trong tự nhiên. Thường được pha lẫn với muối chứa natri, magie, clo. Tuy nhiên không khó để tìm thấy, sản xuất được loại hợp chất này.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phân kali nitrat – Nguồn dinh dưỡng giúp cây tăng năng suất
- Phân kali humate có ứng dụng gì trong ngành nông nghiệp?
- Phân Kali dihydro photphat có ứng dụng gì trong trồng trọt?
Tính chất vật lý
Kali sunfat ở dạng tinh thể cứng màu trắng, không mùi, có vị mặn và đắng. Nhiệt độ nóng chảy là 1.069 °C, rất cao nên khó bắt lửa nhưng có thể hòa tan được trong nước. Phân kali sunfat được biết là có tính chua sinh lý nên khi bón cho cây lâu năm sẽ dẫn tới đất bị chua.
Tính chất hóa học
Thường được sinh ra từ các phản ứng hóa học hoặc khai thác trong khoáng chất tự nhiên. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất phân kali và nguyên liệu của phèn chua. Mặc dù có tính axit nhưng phân kali sunfat có tính chua thấp hơn phân Kali clorua.
Một số ứng dụng của Kali sunfat
Trong nông nghiệp (phân kali sunfat)
Kali sunfat giúp cây ra hoa sớm hơn, thúc đẩy quá trình chín quả. Nông sản thu hoạch có màu đẹp mắt hơn, hương vị quả cũng ngọt hơn. Với cây lúa là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta thì giúp cây tăng khả năng chống đổ ngã, hạt to, chắc và khỏe. Khả năng kháng lại sâu bệnh hại cũng tăng lên. Với các loại cây lấy củ, ăn trái sẽ có kích thước sản phẩm đạt chất lượng cao, rau màu thì xanh tươi được nhiều ngày.
Loại phân chứa gốc clo có thể tiêu diệt một số vi sinh vật có lợi. Nhưng với phân sunfat này sẽ cực kỳ thích hợp cho các loại cây có múi. Ví dụ như sầu riêng, măng cụt, bưởi, chanh và cây khác như thuốc lá, cà chua, cà rốt. Nhìn chung thì phân kali sunfat có ứng dụng rất quan trọng trong việc làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.
Trong y tế
Hợp chất này có chức năng nhuận tràng, làm sạch ruột khi trộn thêm với natri, magie. Với bệnh nhân có điều trị sử dụng kali sunfat thì nên uống nhiều nước để tránh hiện tượng buồn nôn, mất cân bằng điện giải.
Thuốc chứa kali sunfat giúp cung cấp lượng kali cho máu, phân khối kali thông qua tĩnh mạch đến các cơ quan khác trong cơ thể. Người già cao tuổi, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc có hợp chất này để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu trường hợp cần dùng đến thuốc này phải tuân theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn.
Trong thực phẩm
Kali sunfat có thể chứa trong cà rốt, cam, khoai tây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Ngoài ra lượng kali giúp máu được lưu thông dễ hơn. Nên bổ sung lượng kali sunfat vừa phải để có được cơ thể khỏe mạnh.
Nguyên liệu thủy tinh
Với tính chất chịu nhiệt cao nên hợp chất K2SO4 thường được dùng làm nguyên liệu thủy tinh sẽ giúp tăng thêm độ cứng, bền của thủy tinh.
Cách bón phân Kali sunfat đạt hiệu quả cao
Có thể bạn quan tâm:
- Phân bón hữu cơ – Các loại phổ biến và vai trò của phân
- Thuốc trừ sâu sinh học – Cách sử dụng và đặc điểm riêng
Lúa, bắp bón 40-50g/ 16 lít nước giai đoạn 7 ngày trước khi trổ và sau khi trổ 7 ngày. Giúp trổ đồng loạt, chống cây đổ ngã, hạt to, chắc, nặng
Đậu, ớt, cà chua bón 30-50g/ 16 lít nước, giai đoạn trước khi ra hoa và sau đậu quả non giúp tăng độ ngọt, màu sắc được đẹp hơn.
Cây có múi, nhãn, xoài, thanh long bón 40-50g/16 lít nước phun đều trên lá phun giai đoạn trước thu hoạch. Phun 2-3 lần cách 15-20 ngày/lần, Tránh hiện tượng sượng quả, tăng vị ngọt, hương thơm, màu sắc
Rau, củ bón 20-25g/16 lít nước khoảng 7-10 ngày phun 1 lần giúp lá xanh, củ to, tăng năng suất.
Cà phê, tiêu, điều bón 40-45g/16 lít nước phun giai đoạn trước ra hoa 7-10 ngày. Sau khi đậu quả non phun 2-3 lần cách 10-15 ngày/lần. Giúp tăng chất lượng hương vị, mùi thơm nông sản
Ngoài ra phân kali sunfat còn được bón cho nhiều loại cây trồng khác nữa. Dựa vào sự tương đồng về tính chất của cây với nhau mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Đặc biệt là nên bón cùng với vôi hoặc phân hữu cơ khác để cân đối lượng natri, magie cho cây và tránh hiện tượng teo rễ nếu dư lượng kali cao. Giai đoạn cây ra hoa, kết trái, hình thành củ có thể phun dung dịch phân trực tiếp lên lá.
Phân Kali sunfat có vai trò quan trọng giúp chất lượng của cầy được nâng cao hơn. Mong rằng những nội dung trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho nhà nông nhé.