Giới thiệu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh sống và gây hại, biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh hại trên cây ngô: sâu đục thân, sâu xám, rệp muội… Cùng mình tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.
Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)
Đặc điểm hình thái
– Sâu bệnh hại trên cây ngô dài khoảng 13 – 15 mm, sải cánh rộng khoảng 30 – 35 mm, cánh trước màu vàng nhạt, trưởng thành đực nhỏ hơn, màu nâu đến nâu vàng. Chúng hoạt động về đêm, ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non.
– Sâu mới nở thân trắng đục đầu to màu đen, khi lớn dọc thân có 4 sọc nâu.
– Nhộng màu nâu, thuôn dài nằm trong thân ngô.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Sâu bệnh hại lúa có những cách phòng trừ như thế nào?
- Sâu bệnh hại cây ăn quả thường gặp và cách xử lý hiệu quả
- Phòng trừ sâu bệnh hại bằng những biện pháp nào hiệu quả?
Đặc tính sinh học và gây hại
– Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức ( dài khoảng 22 – 28 mm) sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi ngô, lá bao.
– Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày, trong đó thời gian trứng 5 – 6 ngày, sâu non 20 – 25 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, bướm đẻ trứng 1 – 2 ngày.
– Sâu đục thân bắp ưa nhiệt độ khoảng 25 – 30 0C, ẩm độ trên 80 %. Sâu thường phá hại khi cây bắp đã lớn, từ khi có loa kèn, nhất là từ khi trổ cờ trở đi.
– Sâu bệnh hại trên cây ngô cái đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau của lá bánh tẻ gần gân chính, mỗi ổ từ 20-100 trứng. Một con cái có thể đẻ 300 –1000 trứng, khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa, sau 1 tuần trứng nở, trứng thường nở vào buổi sáng.
– Sâu thường hại đọt cây, thân, bông cờ, trái ngô. Cây bị hại kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt:
+ Đọt cây: Khi cây được 4-5 tuần tuổi, sâu tuổi nhỏ thường cắn phá lá, chui vào đọt đục thủng đọt thành một lỗ xuyên ngang nên khi lá phát triển có một hàng lỗ thẳng hàng, xếp ngang nhau, lá nhăn, vàng nhỏ.
+ Thân cây: Thường phá hoại 4 ngày sau khi gieo. Sâu lớn thường đục từ nách lá, đục rỗng thân, làm hang, làm cây mất sức, thân dễ bị gẫy. Nơi miệng lỗ của hang có những bã vàng như mạt cưa do phân và thân ngô vụn thải ra.
+ Bông cờ: Sâu bệnh hại trên cây ngô cắn phá vào lúc cây ngô vừa ló bông cờ, làm bông cờ ít hoặc không tung phấn và dễ bị gãy, héo.
+ Trái ngô: Sâu đục từ thân xuyên qua cuống trái, cắn phá lõi và hạt ngô.
Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ngô
– Vệ sinh đồng ruộng, dùng giống cứng cây, bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K. Dùng thuốc: Diazinon(Vibasu 10GR) xử lý đất trước khi gieo hoặc rắc vào cạnh nách lá lúc ngô 7-8 lá.
– Thu gom thân ngô bị nguồn sâu bệnh hại tiêu hủy để diệt nhộng.
– Khi sâu tuổi nhỏ phun lên cây bằng thuốc: Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Virtako 40WG),Chlorpyrifos Ethyl (Mapy 48EC), Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 30EC), Cypermethrin + Quinalphos (Tungrell 25EC), Thiosultap – sodium (Binhdan 10GR).
Sâu xám (Agrotis ypsilon)
Đặc điểm hình thái
– Trứng hình cầu dẹt, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi gần nở có màu tím sẫm.
– Loài sâu bệnh hại trên cây ngô này có màu xám hay đen bóng, đầu màu nâu sẫm, dài từ 37-47mm.
– Nhộng màu cánh gián, dài 18-24mm.
– Bướm màu nâu tối, thân dài 16-23mm, cánh trước màu xám có 6 chấm, giữa cánh có vân hình quả thận, hình tròn, hình gậy.
Đặc tính sinh sống, gây hại
– Sâu non tuổi 1 gặm lá non làm thủng lỗ chỗ hoặc khuyết mép lá. Từ tuổi 2 sâu sống dưới đất, đêm chui lên phá cây. Tuổi 2 – 3 gặm quanh thân cây. Tuổi 4 trở lên cắn đứt thân cây.
– Sâu non có tính giả chết ban ngày ẩn náu dưới đất, đêm chui lên cắn ngang gốc cây con (khi cây có 3-5 lá), và cắn phá rễ làm cây héo.
– Sâu hóa nhộng trong đất.
Biện pháp phòng trừ
– Cày bừa đất kỹ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng để diệt trứng, sâu và nhộng.
– Xử lý hạt giống bằng Thiamethoxam + Difenoconazole + Fludioxonil (Cruiser Plus 312.5FS) trước khi gieo để phòng trừ sâu xám. Ở những vùng đất thường bị hại nặng trước khi gieo hạt cần xử lý đất bằngDiazinon (Vibasu 10BR) hoặc trộn với phân khi bón thúc lần 1 (7-10 ngày sau trồng ).
– Khi xuất hiện sâu xám gây hại dùng: Imidacloprid (Map – Jono 700WP, Gaucho 70WS) phun vào gốc cây hoặc xới nhẹ quanh gốc bắt sâu bằng tay.
Rệp muội (Aphis maydis)
Đặc điểm hình thái
Có thể bạn quan tâm:
- Gà Hồ – gà quý “dâng vua” và những lưu ý khi chăn nuôi
- Gà nòi là gì? Tất tần tật thông tin mới nhất về gà nòi
– Sâu bệnh hại trên cây ngô trưởng thành có hai loại, có cánh và không cánh dài 1,5 – 2,3 mm, màu vàng nhạt hoặc xanh xám, cơ thể hình bầu dục, thân mềm. Chân và tuyến tiết sáp ngắn, màu xanh đen. Rệp cái có cánh có đầu, ngực màu đen và bụng màu xanh.
– Rệp non màu xanh sáng, chân và tuyến tiết sáp giống như trưởng thành có màu đen. Rệp non trải qua 7 – 10 lần lột xác mới thành rệp trưởng thành
Đặc tính sinh học, gây hại
– Ban đầu, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới các ruộng bắp, sinh sản và gây hại
– Sâu bệnh hại trên cây ngô thường gây hại từ khi cây bắp 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ v.v… chích hút nhựa các bộ phận làm cây còi cọc, ngô nhỏ, năng suất và chất lượng bắp giảm.
– Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng bắp gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc ruộng bắp bị hạn. Đến cuối vụ khi cây bắp đã già, không còn thức ăn nữa thì các con rệp có cánh di chuyển sang các ruộng bắp non hơn hay cây ký chủ khác và duy trì trên các cây ký chủ này cho tới vụ bắp sau. Rệp còn là môi giới truyền virus gây bệnh khảm lá, đốm lá bắp.
Biện pháp phòng trừ
Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ rệp và diệt hết rệp, khi rệp phát triển nhiều thì dùng thuốc phòng trừ như:
– Abamectin + Azadirachtin (Goldmectin 36EC)
– Abamectin + Emamectin benzoate (Emalusa 20.5EC)
– Abamectin + Matrine (Tinero 36.1EC)
– Emamectin benzoate + Petroleum oil (Emamec 250EC).
Trên đây là những thông tin về các loài sâu bệnh hại trên cây ngô, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bà con nhà nông nhé.