Thời tiết diễn biến bất thường khiến sâu bệnh hại lúa phát sinh. Sau đây là các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và các biện pháp phòng trừ bà con cần nắm được để ngăn chặn và hạn chế tác hại do sâu bệnh gây ra cho cây lúa.
Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa
Sâu bệnh hại lúa này thường phát triển trong điều kiện vụ xuân, rầy thường phát sinh 2 đợt. Đợt 1 phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái(từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4) trên các giống lúa như Bắc thơm, Hương thơm, D.ưu 527, ở giai đoạn này rầy thường phát sinh thành từng ổ. Ngoài ra chúng còn gây hại từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi. Bà con cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy để phòng trừ kịp thời mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Sâu bệnh hại cây ăn quả thường gặp và cách xử lý hiệu quả
- Phòng trừ sâu bệnh hại bằng những biện pháp nào hiệu quả?
- Sâu bệnh hại cây trồng có những loại nào? Dấu hiệu nhận biết
Để phòng trừ, bà con cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và tiến hành các biện pháp xử lý ngăn chặn rầy lây lan diện rộng. Phun thuốc bằng các loại thuốc trị rầy đặc hiệu trên các diện tích có mật độ rầy có mật độ từ 1000 con/ m2 trở lên(đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh ) và 1500 con/ m2 (đối với lúa làm đòng – trỗ trở đi), tranh để rầy phát sinh lây lan ra diện rộng. Một số loại thuốc trị rầy như: Actara 25WG, Oshin 20WPA, Chees 50WG, Sutin 5EC. (Khi phun không cần rẽ lúa). Các loại thuốc Bassa 50EC, Bassan 50EC, Nibas 50EC…(khi phun cần phải rẽ lúa thành băng và phun đều vào phần thân, gốc lúa)…
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ là loài sâu bệnh hại lúa thường phát sinh vào vụ xuân với hai lứa. Lứa 1 phát sinh gây hại vào thời kỳ lúa đẻ nhánh, lứa 2 phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trỗ. Lứa nguồn sâu bệnh hại có mật độ cao, hại trên lá đòng gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa, nhất là trong thời tiết khí hậu nắng mưa xen kẽ.
Phòng trừ: Bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời khi sâu còn nhỏ tuổi. Với những diện tích có mật độ sâu non từ 30 con/m2 trở lên(đối với giai đoạn lúa đẻ nhanh) và 20 con/m2 trở lên (đối với giai đoạn lúa làm đòng – trỗ), bà con tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như Homecyin 1.9EC, Hugo 95SP, Regent 800WG, Padan 95SP, Ammate 150SC, Rambo 800WG, Rigell 800WG, Sát trùng đan 90 BTN… Phun theo liều lượng khuyến cáo.
Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa
Đây cũng là một trong các loại sâu bệnh hại lúa hay gặp, sâu phát sinh với mật độ cao sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa.
Phòng trừ: Bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu trên đồng ruộng, xác định chính xác thời điểm bướm ra rộ, nhất là vào giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng – trỗ (đầu tháng 4 đến đầu tháng 5). Khi phát hiện mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, bà con cần tổ chức phòng trừ bằng các loại thuốc như Hugo 95SP, Regent 800WG, Padan 95SP, Virtako 40WG, Rigell 800WG, Sát trùng đan 90BTN… theo liều lượng khuyến cáo. Với những diện tích lúa mật độ cao (từ 0,5 – 1 ổ trứng/m2 ), bà con cần tiến hành phun kép 2 lần cách nhau khoảng 5 ngày với cho hiệu quả cao.
Bệnh vàng lá do vi khuẩn
Có thể bạn quan tâm:
- Gà Hồ – gà quý “dâng vua” và những lưu ý khi chăn nuôi
- Gà nòi là gì? Tất tần tật thông tin mới nhất về gà nòi
Sâu bệnh hại lúa này thường gặp vào giai đoạn lúa đang đẻ nhánh ở các ruộng sâu, có nước ngập cao. Các diện tích lúa có dùng nước để che chắn rầy nâu cũng rất dễ mắc bệnh vàng lá do vi khuẩn.
Để trị bệnh, bà con áp dụng các biện pháp sau:
Tháo hết nước khỏi ruộng, chỉ giữ lại cho mặt đất đủ ẩm hoặc nước xâm xấp mặt đất.
Phun nước vôi lên lá lúa, nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần phun 1 lần, nếu bệnh nặng thì cần phun ít nhất 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày. Nếu trời mưa nhiều phun cách nhau 3 ngày/lần. Nếu trời ráo, ít mưa thì cách nhau 5 ngày/lần.
Pha vôi với liều lượng sau: 1,5 kg vôi/16 lít nước. Có thể pha vôi đậm để làm nước cốt rồi mang ra ruộng pha thêm với nước cho đạt liều lượng này để phun.
Bệnh vàng lùn hại lúa
Đây cũng là một trong các loại sâu bệnh hại lúa hay gặp. Khi bị bệnh, lá lúa chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Vết vàng bắt đầu từ chóp lá lan dần vào trong phiến lá đến bẹ lá. Cây lúa bị bệnh sẽ giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh giảm nên số dảnh trong một khóm lúa bị bệnh ít hơn khóm lúa khoẻ. Cây bị bệnh khi còn non sẽ phát triển kém, không trổ bông, năng suất bị giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị mất trắng.
Bệnh lùn xoắn lá
Cây lúa bị loại sâu bệnh hại lúa có nhiều triệu chứng khác nhau như: cây bị lùn, lá bị rách, đẻ nhánh ở các đốt thân bên trên, nghẹn đòng không trổ được.
Khi lúa bị bệnh lùn xoắn lá ở giai đoạn đẻ nhánh, chiều cao cây giảm 40%, chiều dài lá giảm tới 50%, rễ lúa bị bệnh ngắn hơn rễ lúa khoẻ; trong các khóm lúa bị bệnh, tỷ lệ bông không trổ thoát được khoảng 20-80% và tỷ lệ hạt lép tới 18-84%, năng suất lúa bị giảm nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin về một số loại sâu bệnh hại lúa thường gặp cùng cách xử lý, hy vọng nội dung sẽ mang tới cho bạn nhiều điều hữu ích nhé.