Phân lân cũng như những loại phân bón khác, được sử dụng để giúp đất đai phì nhiêu hơn. Có thể xem nó như một dạng thức ăn cho cây trồng để cung cấp loại dưỡng chất cần thiết giúp cây phát triển tốt từ đó cho năng suất cao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích về phân bón lân để bạn có thể biết được tầm quan trọng và lợi ích khi sử dụng loại phân này.
Thông tin hữu ích về phân lân
Phân lân là một dạng phân bón vô cơ, chắc hẳn nhiều người đã biết đến loại phân này vì nó rất phổ biến. Đây là phân bón rất cần thiết cho cây trồng do chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là photpho, trong phân bón sẽ tồn tại dưới dạng ion phốt phát (PO4)3-. Chúng được sử dụng nhằm đẩy mạnh các quá trình sinh tưởng, thúc đẩy cây phát triển từ đó tăng năng suất. Tuy nhiên cần khống chế lượng phân bón ở mức khuyến cáo của chuyên gia và bón quá nhiều hay quá ít đều để lại hậu quả không tốt.
Phân bón lân ngày nay thường được kết hợp với hai loại phân vô cơ khác là phân đạm và phân kali để tạo thành hỗn hợp chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng quan trọng, cùng một lần bón phân sẽ cung cấp đủ cho cấp dưỡng chất cây cần. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất phân lân là quặng apatit và photphorit có trong tự nhiên.
Phân loại các loại phân lân trên thị trường
Người ta đang phân loại phân lân theo hai yếu tố một là phân theo khả năng hòa tan, hai là phân theo nguồn gốc. Mỗi cách phân loại sẽ cho ra những nhóm phân bón lân có đặc điểm khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết bạn hãy đón xem phần tiếp theo của bài viết nhé!
Phân loại phân lân dựa trên khả năng hòa tan
Cây trồng chỉ có thể hấp thu lân chủ yếu ở hai dạng ion là H2PO4- và HPO42-.
- Nếu phân bón chứa lân ở dạng ion H2PO4- thì sẽ rất dễ tan vì ion này tan nhiều trong nước. Những loại tiêu biểu thuộc nhóm này như phân Supe lân, MAP,… được cây trồng hấp thu nhanh chóng.
- Nếu phân bón chứa lân ở dạng ion HPO42- sẽ khó tan bởi ion này rất ít tan trong nước mà chỉ tan nhiều trong axit yếu. Các sản phẩm tiêu biểu như phân lân nung chảy, phân DAP,… cũng được cây trồng hấp nhưng tốc độ sẽ không nhanh bằng nhóm trên.
Phân lân khó tiêu chứa lân ở dạng PO43-, ion này có đặc điểm là không tan trong nước cũng không tan trong axit yếu nên cây trồng khó sử dụng được trực tiếp.
Phân loại dựa trên nguồn gốc
- Phân lân tự nhiên: Phân được gọi là lân tự nhiên được khai thác từ những khoáng sản thiên nhiên trong thành phần có lân. Loại phân này chủ yếu sẽ để bón lót trước khi trồng trọt bởi thời gian để cây phân giải và hấp thu khá lâu.
- Phân tổng hợp: Phân bón cho cây nếu chỉ được lấy từ các nguồn khoáng sản tự nhiên thì sẽ có ngày bị cạn kiệt bởi chúng sẽ có giới hạn. Hơn nữa còn có đặc tính khó tiêu nên cây mất thời gian để phân giải được. Lúc này phân lân sản xuất theo quy trình công nghiệp sẽ cho thấy nhiều lợi thế. Loại phân này thường được ưa chuộng vì được bổ sung hàm lượng lân cao hơn và cây dễ hấp thu hơn.
- Phân lân công nghệ cao còn gọi là Polyphotphat chưa quá phổ biến ở Việt Nam nhưng đã được dùng rộng rãi ở các nền nông nghiệp tiên tiến. Ưu điểm nổi bật của nhóm phân này là hàm lượng dinh dưỡng cao, tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, không có tinh thể, đặc biệt là ổn định trong khoảng nhiệt độ rộng. Bạn có thể bảo quản chúng trong thời gian lâu dài, dễ dàng sử dụng để bổ sung dinh dưỡng ngay lập tức cho cây. Hơn nữa polyphotphat rất tiện lợi khi dùng để trộn với nhiều chất dinh dưỡng khác nhằm tăng hiệu quả hấp thu.
Phân lân có ảnh hưởng như thế nào tới cây trồng?
Phân lân đặc biệt cần thiết cho cây trong suốt chu kỳ sống nhưng quan trọng nhất là thời kỳ sinh trưởng. Chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy các quá trình sinh hóa, tham gia vào trao đổi chất và năng lượng ở các loài thực vật. Bón phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, xum xuê, cây tạo ra các hạt chắc hoặc củ to với năng suất cao.
- Dưỡng chất không thể thiếu để quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp của cây diễn tra ổn định.
- Lân tạo nên nhân tế bào, tối quan trọng với mỗi bộ phận mới của cây như mầm hoa, nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả, mọc củ,…
- Lân là yếu tố chính quyết định cây có ra hoa, đậu quả hay không và chất lượng của chúng. Sau đó lân tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa, quả to và hạt thì chắc.
- Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột trong cây sau đó tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh. Muốn cây trồng chịu lạnh, chống nóng tốt cũng như chống chịu trong các điều kiện bất lợi khác như hạn, úng, sâu bệnh thì chắc chắn phải cung cấp đủ phân lân cho cây.
- Cây được bón lân đầy đủ cũng là biện pháp giúp hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
- Lân còn còn có tác dụng đệm mà nhiều người chưa biết tới, cụ thể nó sẽ làm cho cây chịu được chua, kiềm.
Các biểu hiện khi cây trồng thiếu hoặc thừa phân lân
Nếu cung cấp thiếu phân lân cho cây hậu quả không chỉ đơn giản là cây trồng nhận ít đi một lượng chất dinh dưỡng so với mức cần thiết thông thường. Cây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thế, gây hại đến quá trình phát triển và kết quả trồng trọt trong mùa vụ. Còn nếu bón dư quá nhiều lân cho cây cũng gây ra nhiều tác hại không ngờ đến.
Biểu hiện khi chưa bón đủ lân cho cây trồng
Cây giảm khả năng tự tổng hợp chất bột dễ thấy nhất là hoa khó nở, quả ít, chín chậm. Thiếu lân trong quá trình quả phát triển thì hậu quả là vỏ dày, xốp và dễ bị thối, không có khả năng chống chọi nấm bệnh tấn công,
- Thiếu phân lân thì chất lượng hoa, quả, củ đều bị ảnh hưởng lớn, năng suất giảm, chất lượng thấp.
- Cành lá cũng sẽ sinh trưởng kém, lá dễ rụng và rụng nhiều, dù ban đầu lá có màu xanh đậm nhưng rất nhanh sẽ thấy chuyển vàng rồi chuyển màu tím đỏ. Màu bắt đầu xuất hiện từ các lá phía dưới trước, và lan dần từ mép lá vào trong.
- Bộ rễ sinh trưởng chậm do đó cây sẽ thấp bé, khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
- Quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ khi cây trồng không có đủ lân, nhìn vào chất lượng lá sẽ thấy lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp và thường có xu hướng dựng đứng.
- Thiếu lân còn dẫn đến tích lũy đạm dạng Nitrat, một nguyên nhân gây trở ngại cho hoạt động tổng hợp Protein.
Các biểu hiện khi cây trồng thiếu thừa phân lân
Những đặc điểm khi cây thiếu lân rất dễ nhận biết nhưng ngược lại, khi cây thừa lân sẽ rất khó phân biệt để kịp thời xử lý. Nếu để thừa lân kéo dài thì cây sẽ thiếu kẽm và đồng với nhiều hậu quả xấu khác. Những biểu hiện cần chú ý quan sát để nhận biết khi cây thừa phân lân là:
- Quả chín quá sớm, không kịp tích lũy được các dưỡng chất cần thiết khác để đảm bảo vụ mùa năng suất cao.
- Lân thuộc nhóm nguyên tố linh động rất dễ để cây vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non nên đặc biệt chú ý ở các bộ phận sinh trưởng, bón thừa phân lân dễ gây ức chế cây sinh trưởng.
Hướng dẫn sử dụng phân lân đúng cách
Để bón lân đúng cách cho cây trồng chuyển hóa tốt, phát triển tốt cần dựa vào các yếu tố liên quan đến đất và loại cây trồng. Cụ thể như sau:
- Bón phân theo loại đất: Nếu đất có tính chua thì phân thiên nhiên sẽ phù hợp hơn lân tổng hợp. Trường hợp bạn canh tác trên nhóm đất bị bạc màu, đất nhẹ, nghèo Mg thì hãy dùng phân lỏng nung chảy. Ưu tiên supephotphat cho nhóm đất kiềm trung tính để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bón lân theo thành phần cơ giới của đất: Đất thịt có xu hướng giữ phân lân lại, khó tiêu nên bạn cần bón theo hàng và loại phân nhanh hấp thụ.
- Bón phân theo đặc điểm cây trồng: Chuyên gia khuyên rằng cây lúa nên bón phân bón lân dạng nung chảy hoặc phân thiên nhiên. Còn nếu là trồng cạn nên bón supe lân, cách bón phân là theo hàng theo hốc sẽ hiệu quả.
- Bón phân lân kết hợp với phân chuồng theo đúng tỉ lệ: 2% đối với loại supe lân và 3-5% đối với loại photphorit để cây không bị quá tải dinh dưỡng.
Một vài lưu ý không nên bỏ qua khi bón phân lân
- Phân bón lân cần và nên dùng để bón lót, để cung cấp đủ lân cho cây nên dùng phân dễ tiêu như Super lân khi bón thúc.
- Bón quá nhiều lân là một nguyên nhân gây thiếu một số nguyên tố vi lượng vì thế lời khuyên cho bạn là hãy trộn với các chất khác để đảm bảo bón đủ các nguyên tố vi lượng thiết yếu.
- Tùy loại đất chua ít hay chua nhiều sẽ lựa chọn loại phân lân phù hợp để cây phát triển tốt.
- Kết hợp bón lân với phân chuồng sẽ tăng hiệu suất của lân hơn nữa còn hạn chế sự cố định của đất.
- Khi bón lân phải chú ý giữ đủ độ ẩm cho đất, nếu để đất khô thì cây càng khó chuyển hóa lân để hấp thụ. Mặt khác bạn có thể bón lân trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt cho cây hấp thụ.
Lời kết
Vừa rồi là những kiến thức cần biết để bón phân lân cho cây hiệu quả nhất để đem lại mùa màng bội thu. Lân là thành phần quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sống và phát triển của thực vật vì thế bạn cần kiểm soát lượng phân bón sao cho không dư thừa quá nhiều cũng không để cây thiếu lân. Nhớ lưu lại những lưu ý chúng tôi đã nhắc nhở để việc bón phân lân cho cây đạt hiệu quả như ý nhé!