Cây lúa đã có mặt từ bao đời nay, mỗi người dân Việt Nam ta từ khi sinh ra hay đến lúc già đều biết đến công dụng của loài cây này. Bài viết sẽ bên dưới sẽ phân tích về cách trồng và chăm sóc lúa để đạt giá trị kinh tế cao. Sự góp mặt của lúa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.
Lịch sử của cây lúa nhà nông
Cây lúa gắn bó không thể tách rời với người dân và làng quê Việt Nam. Nó trở thành một nét đẹp không thể thay thế của người Việt. Được xem là nguồn lương thực chính của người dân trên toàn thế giới, vậy nên lúa đã đến với mỗi một vùng đất theo một cách khác nhau.
Ai ai cũng thấy được tầm quan trọng của cây lúa và ý nghĩa to lớn trong đời sống mỗi ngày. Tuy nhiên có ai từng thắc mắc rằng, nguồn gốc của nó là từ đâu? Có người nói rằng lúa bắt nguồn từ Trung Quốc đến Hy Lạp và các vùng thuộc Địa Trung Hải, cuối cùng lan tới Nam Âu và thông qua Châu Âu bước vào thế giới.
Quy trình trồng lúa chuyên nghiệp ai cũng nên biết
Để có thể cho ra một vụ mùa bội thu, bà con ta luôn tìm cách để trồng và canh tác lúa một cách tốt nhất. Sau bao đời sống cùng cây lúa cùng vô vàn kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, bà con ta cũng phần nào xác định được một quy trình trồng lúa ổn định để áp dụng vào các vụ mùa, mang lại hiệu quả tối ưu.
Chọn giống lúa là bước cơ bản đầu tiên cần thực hiện. Đây là yếu tố tiên quyết quyết định năng suất sản lượng của lúa và gạo khi thu hoạch. Cần phải chọn giống lúa sạch, khỏe, không sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra còn cần phải chọn giống phù hợp với đất đai, khí hậu và có khả năng chống sâu bệnh.
Hiện nay, có rất nhiều loại giống lúa đạt chuẩn phổ biến với các bà con được dùng rộng rãi như: Nàng thơm, Nếp cái hoa vàng, OM380, Gạo Đài thơm 8, RVT, M6, OM4900,…
Sau khi chọn giống, bà con sẽ tiến hành gieo sạ, bón phân và tưới nước cho cây lúa. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, có thể hỗ trợ bà con ở các công đoạn này bằng cách cơ giới hóa, sử dụng máy móc thay con người, giúp bà con tăng năng suất và ổn định hơn.
Cách chế biến và bảo quản cây lúa sau mùa bội thu
Sau khi cây lúa đã đủ ngày chăm sóc, đạt đến độ chín nhất định sẽ được người dân thu hoạch về chế biến để hợp với nhu cầu sử dụng. Có thể thu hoạch thủ công hoặc thu hoạch nhờ vào cơ giới hóa tùy vào tình trạng và sản lượng lúa. Đây là cách chế biến và bảo quản lúa sau mùa bội thu bằng phương pháp truyền thống nhất.
Phương pháp làm khô cây lúa trước khi chế biến
Đầu tiên, cây lúa vừa được tuốt ra sấy khô hạt lúa bằng thủ công, đem hạt lúa đi phơi nắng. Thông thường hạt lúa vừa gặt sẽ có độ ẩm khoảng 25%, phơi trong nắng đầu sẽ rút xuống còn khoảng 18%, sau đó lại tiếp tục phơi đến khi lúa đạt khoảng 12% là đạt. Người dân có kinh nghiệm phơi lúa để áng chừng độ khô chính xác.
Thứ hai là phương pháp sấy khô bằng quạt có luồng không khí nóng với nhiệt độ từ 50-500 độ. Tùy vào số lượng cây lúa và tình trạng sẽ điều chỉnh mức độ sấy phù hợp nhất. Phương pháp này sẽ hỗ trợ hữu ích nhất cho bà con trong điều kiện thời tiết không thuận lợi để phơi nắng.
Phải chú ý làm khô lúa càng nhanh càng tốt khi gặt lúa về, tránh cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, nên làm khô lúa trong điều kiện nhiệt độ không quá cao sẽ thu được chất lượng hạt lúa tốt hơn. Nếu dùng phương pháp phơi truyền thống mà nhiệt độ trời quá cao thì nên rút ngắn thời gian phơi.
Tiến hành chế biến và bảo quản cây lúa sau khi đủ điều kiện
Sau khi cây lúa đã khô, đem lúa đi quạt sạch trấu, bụi bẩn và các hạt lép, chỉ giữ lại hạt chắc, chất lượng. Tiếp đó dọn sạch và khử trùng kho chứa rồi đem lúa vào cất trữ, làm theo cách này lúa sẽ được bảo quản được thời gian dài và giữ được chất lượng.
Đây là một bước quan trọng trong quá trình chế biến, chỉ khi hạt lúa đạt được độ khô có hàm lượng nước dưới 12% thì hạt lúa mới giữ được nguồn dinh dưỡng cần thiết và chất lượng giống cây. Luôn đặt lúa ở nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ và có độ ẩm cao, tích trữ lúa vào trong các bì, bao tránh vi khuẩn và côn trùng gây hại.
Điều kiện về đất trồng để phù hợp với cây lúa
Đất trồng lúa phù hợp có điều kiện thuận lợi và thích nghi dễ dàng để lúa sinh trưởng tốt nhất. Ở Việt Nam có đất trồng lúa nước và đất trồng lúa nương. Trồng lúa thường có nhiều vụ trong một năm, vậy nên để có thể thuận lợi trồng lúa, bà con phải biết cách chăm sóc tốt cả phần đất trồng, để cây có dinh dưỡng tốt hấp thụ.
Cây lúa thích hợp nhất là trồng ở các vùng đất phù sa màu mỡ. Chân đất phục vụ gieo cấy cần được cày bừa kĩ lưỡng, làm tơi. Đất dùng để sử dụng không bị nhiễm mặn hoặc là nhiễm hóa chất trong thời gian dài và còn giá trị dinh dưỡng cần thiết để nuôi lúa.
Có nhiều cách trồng lúa tùy vào điều kiện của đất. Nếu là ruộng lúa dầm, cần đảm bảo giữ được mức nước tiêu chuẩn trồng lúa, còn nếu làm ruộng ải, cần phải phơi kỹ, đánh tơi. Những điều này dựa vào kinh nghiệm lâu năm là có thể xác định được, nâng cao chất lượng trồng trọt.
Phòng trừ sâu bệnh để giúp cho cây lúa phát triển tốt
Trong quá trình tiến hành trồng và chăm sóc cây lúa, sâu bệnh là một trong những vấn đề đem đến nhiều lo ngại và khó khăn cho người dân. Người dân phải vừa khắc phục được sự tàn phá của sâu bệnh vừa phải giữ được chất lượng lúa. Đây luôn là một vấn đề được mọi người quan tâm và tìm hiểu.
Các loại sâu bệnh ảnh hưởng tới cây lúa
Từ nhiều yếu tố khác nhau, bên cạnh sự sinh trưởng của cây lúa, những loại sâu bệnh cũng phát triển không kém, ít nhiều ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc của người dân. Tiêu biểu một số loại sâu có hại như sau: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, còn có chuột, châu chấu và một vài côn trùng gặm, phá lúa,…
Ngoài ra còn có một số bệnh điển hình với cây lúa như bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh vàng lá do vi khuẩn, bệnh lùn xoắn lá, bệnh lùn sọc đen,… Tất cả đều là những vấn đề gây đau đầu và khiến cho các bà con vùng trồng trọt phải lo lắng.
Cách phòng ngừa, khắc phục sâu bệnh hại cây lúa
Mỗi loại sâu, bệnh sẽ có mỗi cách phòng ngừa và khắc phục khác nhau. Tuy nhiên luôn có các loại thuốc để phòng chống sâu bệnh để bà con thuận tiện hơn cho việc săn sóc cây trồng mỗi ngày. Theo dõi thường xuyên tình trạng của cây lúa để kịp thời phát hiện sâu bệnh sẽ giúp quá trình phòng ngừa diễn ra thuận lợi hơn.
Có thể nhắc đến một vài biện pháp phòng ngừa cho cây lúa như: Dọn sạch tàn dư của rơm rạ vụ trước, nhổ sạch các mầm cỏ có khả năng ẩn chưa sâu bệnh, bón phân hợp lí, không bón vào thời kỳ sâu bệnh đang phát triển. Khi phát hiện đã nhiễm sâu bệnh nhanh chóng tiến hành phun thuốc để phòng trừ, ngăn chặn lây lan.
Thành quả thu hoạch được sau mỗi mùa của cây lúa
Mỗi năm người dân đều tiến hành làm hai ba vụ lúa, có vụ đúng mùa có vụ trái mùa, tất nhiên vụ trái mùa sẽ không thể thành công bằng vụ chính nhưng nó cũng đem lại không ít giá trị kinh tế. Từ xuất phát điểm trồng lúa để có thứ ăn, hiện nay ngày càng nhiều vùng đã chạm tay đến việc xuất khẩu lúa, nâng cao đời sống của mình.
Những hạt lúa, hạt gạo được thu hoạch từ những cây lúa dưới bàn tay và sự chăm chỉ, cần mẫn của người dân đã mang đến nguồn lợi ích xứng đáng với công sức. Từng giọt mồ hôi đã được từng hạt lúa hạt gạo thơm ngon đền đáp lại.
Và thành quả sau bao ngày sống cùng cây lúa chính là nhà nhà người người không cần lo nỗi lo cơm gạo. Ngoài ra, với sản lượng lớn, người dân tiến hành bán ra hoặc thậm chí có thể xuất khẩu ra các nước khác đem lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Địa điểm uy tín để mua gạo ngon, giá cả phải chăng
Từ khi còn lá cây lúa đến khi trở thành những hạt gạo trắng tinh, nõn nà là cả biết bao sự cố gắng Khi thành quả đến tay người tiêu dùng, người làm lúa luôn mong muốn những hạt lúa, hạt gạo có được chất lượng ngon, tuyệt hảo nhất.
- Ở thành phố Hồ Chí Minh, các công ty, đại lý lớn chuyên cung cấp, phân phối gạo được biết đến như: Công ty cổ phần Gạo sạch Gia Bảo, đại lý VIO RICE, Công ty cung cấp gạo hữu cơ Resmart, Thiên Long Rice, ALO GẠO và các cửa hàng lớn nhỏ kinh doanh online khác,…
- Còn về Hà Nội, bạn có thể tìm đến các địa điểm như: Đại lý Nam Bình, Siêu thị gạo ngon, Công ty An Khang, Công ty Hương Chiến, Công Ty FAS Việt Nam,….. để tìm được những loại gạo thơm ngon, chất lượng đảm bảo, phù hợp túi tiền và gia đình của bạn.
Ngoài ra, vì việc trồng lúa phủ sóng khắp Việt Nam và thậm chí cả thế giới, cùng với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại gạo tốt dù ở nơi đâu. Các sàn thương mại điện tử đang rất phát triển và gạo cũng được chọn là một trong số hàng hóa thiết yếu luôn sẵn sàng cung ứng cho mọi người dân.
Lời kết
Việc phát triển cây lúa đem đến cho cuộc sống, công việc và kiến thức rất nhiều cho người nông dân chân lấm tay bùn. Hình ảnh người nông dân cùng hạt lúa chính là bức tranh đầy bình yên, giản dị khắp thế giới và bao gồm cả Việt Nam. Bạn đọc hãy nên cảm nhận và hiểu thêm về hạt ngọc trời qua bài viết này.