Chim cút là một loài chim đã không quá xa lạ với những đứa trẻ thôn quê. Những con cút be bé hay nhảy nhót là một thú vui của những đứa trẻ. Ngay sau đây ta sẽ tìm hiểu về loài chim này cũng như lý do tại sao nó lại là một loại nhân sâm động vật.
Giới thiệu về chim cút
Chim cun cút chính là tên gọi của chim cút, nó có nguồn gốc từ Châu Á bởi khả năng sống thích hợp ở những vùng có khí hậu ấm áp và có chút nóng. Giống chim này được thuần hóa lần đầu tiên ở Nhật Bản.
Chim cút nằm trong nhóm Carinatae bao gồm 25 bộ. Trong 25 bộ đó thì loài chim này nằm trong bộ gà (Galliformes). Chim cay là một tên gọi chung dành cho những chi chim có những kích thước vừa và nhỏ trong họ Phasianidae hay họ Odontophoridae.
Ban đầu, loài chim này được người ta nuôi để làm cảnh và để hót, mãi cho tới năm 1900 thì cút Nhật Bản được nuôi lần đầu để lấy thịt và lấy trứng. Dần dần điều này được lan rộng nhiều nước khác trên thế giới.
Người ta đã tìm ra cách để nuôi loài chim cút đúng mục đích đó có thể là chuyên lấy thịt hoặc chuyên lấy trứng. Một vài giống được nuôi để phục vụ cho săn bắn, cũng có giống vẫn được nuôi để làm cảnh.
Phân biệt chim cút với các loài chim khác
Đặc điểm của loài chim này đó chính là cánh ngắn, thân hình tròn trịa thế nên khả năng bay khá thấp, phần chân thì to khỏe nhưng móng lại cùn. Loài chim này có mỏ ngắn, thích nghi tốt với việc bới đất tìm thức ăn giống như loài gà vậy. Chim trống thì rất đẹp và sặc sỡ, nhất là vào mùa sinh sản, con trống sẽ thu hút con mái bằng vẻ ngoài để tiến hành giao phối.
Con non được nở ra từ trứng thì có lông che phủ và rất khỏe mạnh. Chúng thường làm tổ ở trên mặt đất. Đấy là con còn sống tuy nhiên với những con đã được sơ chế để lấy thịt thì loài chim này trông rất giống với gà chiếp. Vậy để tránh bị lừa khi mua chim cút ta cần để ý những điểm sau đây
Với gà chiếp thì có đùi to và nhiều thịt, nặng hơn con cun cút, đồng thời mỏ cũng khá dài và có màu da sáng. Về phần cút thì có bề ngoài nhỏ hơn, mỏ ngắn và tù đồng thời thịt rất mềm và màu da sẫm hơn. Vậy tốt nhất thì nên mua con còn sống, không nên mua hàng đã làm sẵn để tránh bị lừa.
Kỹ thuật chăn nuôi chim cút lấy thịt và lấy trứng
Chim cút là một loài bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao, ổn định. Hai loại mặt hàng từ loài chim này đó là thịt và trứng cút. Vậy làm thế nào để nuôi loài này cho đúng mục đích mà ta muốn có từ nó thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Cách nuôi chim cút cho trứng
Môi trường sống đảm bảo
Trước tiên ta phải đảm bảo về mặt môi trường nuôi chim. Đó là chuồng nuôi chia làm 2 khu vực đó là: lồng úm để nuôi chim non và lồng chim lớn để chim đẻ trứng. Loại lồng chim lớn thường phải đặt lồng dốc khoảng 3 độ để khi cút đẻ thì trứng sẽ lăn ra ngoài.
Ngoài ra về môi trường sống thì nên thiết kế chuồng trại ở nơi thoáng mát, khô ráo, có mái và không bị gió lùa vào. Sau khi đã có chuồng trại rồi thì bước tiếp theo là chọn cút giống. Ta nên chọn những con chim cút khỏe mạnh lanh lợi, không bị tật. Tránh chọn những con có cùng huyết thống và nên tách chúng ra trước khi cho giao phối.
Về chim trống thì nên chọn con lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, cổ dài. Còn chim mái thì nên chọn con có cổ nhỏ lông mượt, phần hông rộng, hậu môn thì nở nang và đỏ hồng để dễ dàng đẻ trứng.
Kỹ thuật nuôi cút chuẩn
Sau khi đã có lồng và giống thì ta sẽ đến với kỹ thuật để nuôi chim đẻ trứng. Loài chim mái này thường đẻ khi đạt 2 tháng tuổi rồi sẽ đẻ liên tục cả năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chuyên gia thì nên cho đẻ khi chim mái được 3 tháng tuổi.
Chim mái đến thời kỳ đẻ trứng sẽ cho ra khoảng 300 trứng mỗi năm tức mỗi ngày sẽ đẻ 1 quả. Thế nên phải cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì khả năng đẻ này. Ngoài ra khi chọn những con giống cho thế hệ sau thì phải tách những con cùng dòng ra để tránh bị đồng huyết dẫn tới giảm chất lượng cho đời sau.
Cách nuôi chim cút lấy thịt và con cút non
Với chim cút mới nở thì ta nên cho ngay vào lồng úm để sưởi ấm. Tại tuần đầu tiên ta để lồng ở 34 độ C và cứ sau mỗi tuần sẽ giảm 3 độ C đến tuần thứ 4. Mật độ con non trong lồng cũng giảm dần với tuần đầu là 200 con/m2 và giảm 50 con mỗi tuần cho tới tuần thứ 4.
Chim cút non chưa có khả năng tìm thức ăn nên ta phải để thức ăn và nước uống ở trong chuồng. Ta nên trộn thêm khoáng vào thức ăn và nước uống để tăng sức đề kháng cũng như là vitamin cho con non.
Để nuôi chim cút thịt thì sau 25 ngày tuổi, những con cút được cho là không đủ khả năng sinh sản tốt thì sẽ được tách ra và nuôi theo chế độ lấy thịt. Lúc này cút được ăn cả ngày lẫn đêm để vỗ béo. Và khi đạt đến 45 ngày tuổi thì sẽ xuất chuồng, mật độ chim là 60 con/m2. Thức ăn của cút lấy thịt là nhiều tinh bột đồng thời cũng cần bổ sung thêm khoáng chất và vitamin.
Thức ăn cho chim cút
Vì chim cút là loài ăn tạp nên cút có thể ăn được các loại hạt, sâu bọ, động vật nhỏ. Với mô hình chuồng trại để nuôi cút thì thức ăn có thể là các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu nhỏ,… và thức ăn bổ sung là khoáng Premix, bột cá, bột xương, vitamin,…
Các loại thức ăn này có để được trộn lại và phân chia tùy theo mục đích nuôi hay từng giai đoạn phát triển. Ta sẽ tìm hiểu qua về cách trộn thức ăn cho cút theo từng giai đoạn.
Thức ăn cho cút non(1-25 ngày tuổi)
Ở giai đoạn này, chim cút non cần nhiều đạm nên ta có thể trộn theo 2 công thức sau:
- Cách 1: trộn hỗn hợp Ngô – tấm – cám – bột đậu theo tỷ lệ 2-2-1-1 và có thể bổ sung thêm khoáng Premix hay vitamin A, E, D
- Cách 2: trộn hỗn hợp Ngô – lúa – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỷ lệ là 2-2-1-0,5-0,5 và có thể bổ sung thêm khoáng Premix hay vitamin A, E, D
Thức ăn dành cho chim cút lấy thịt ( khoảng 25-40 ngày tuổi)
Để lấy thịt chim cút ở giai đoạn này thì ta cần cung cấp thức ăn có nhiều tinh bột để vỗ béo chim cũng như để chim ăn cả ngày lẫn đêm. Công thức trộn thức ăn cho chim có thể dùng như sau:
- Cách 1: trộn Ngô – tấm – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỷ lệ 4-1,5-1-1-0,5 thêm với vitamin và khoáng chất.
- Cách 2: Ngô – bột đậu xanh – cám – bánh dầu đậu phộng theo tỷ lệ 4-1-1-0,5 thêm với vitamin và khoáng chất.
Thức ăn cho chim cút lấy trứng (khoảng 45 ngày tuổi)
Với loại cút lấy trứng này thì nó sẽ diễn ra ở giai đoạn sinh sản, thức ăn cho nó sẽ được phối trộn theo 2 công thức sau:
- Cách 1: trộn Ngô – tấm – cám – bột cá – bột đậu với tỷ lệ là 2,5-1-1-1 và có thể trộn thêm khoáng Premix hay vitamin A, E, D
- Cách 2: ta trộn Ngô – lúa – cám – bột cá với tỷ lệ là 2-1-1-1 đồng thời có thể trộn thêm khoáng Premix hay vitamin A, E, D. Lượng thức ăn một ngày ở giai đoạn này của cút là 20-25g/con kèm theo 50ml nước.
Phòng bệnh cho chim cút
Mặc dù ta đều biết cút có sức đề kháng cực kỳ tốt nhưng không có nghĩa là sẽ không bị bệnh. Trong trang trại cút vẫn cần được chăm sóc vệ sinh đầy đủ. Những cách để phòng bệnh cho loài chim này như sau:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để luôn khô ráo, nhiệt độ luôn ổn định. Hạn chế cho chim chung lồng hoặc tiếp xúc với những đàn lạ.
- Cút thường mắc bệnh bại liệt, ngộ độc thức ăn, sưng mắt. Vậy cách phòng đó chính là tiêm vacxin định kỳ cho cả đàn từ lúc nhỏ và đến giai đoạn trước khi đẻ thì tiêm nhắc lại để phòng ngừa. Đồng thời cũng bổ sung thêm khoáng chất và vitamin vào trong thức ăn để tăng thêm khả năng kháng bệnh nữa.
- Luôn đảm bảo nguồn thức ăn sạch sẽ và tươi, không bị nấm mốc hay bốc mùi lạ
- Trong lúc đẻ trứng thì chim cần khá nhiều dinh dưỡng thế nên ở giai đoạn này nên cho chim ăn đầy đủ chất tránh bị suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc bệnh và làm chim đẻ không đều.
Những kinh nghiệm khi nuôi cút cho năng suất
- Đầu tiên đó là vấn đề về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm chim non chết, với chim cút đẻ thì nếu nhiệt độ thấp hơn 18 độ C sẽ làm giảm năng suất đẻ của chim.
- Tiếp theo đó là khu vực để nuôi cút phải yên tĩnh, nếu có tiếng động mạnh sẽ làm chinh nhảy dựng lên rất dễ đập đầu vào mái chuồng gây tổn thương đầu và làm thiệt hại lớn về kinh tế.
- Không khí cần trong lành và thoáng mát. Điều này sẽ giúp chim phát triển tốt nhất và tránh được bệnh tật.
- Việc lựa chọn thức ăn cũng cần kỹ lưỡng, phải chọn đúng thức ăn dành cho loài này, nước uống cũng phải sạch sẽ, không nhiễm hóa chất.
Ngoài những kinh nghiệm nuôi chim cút trên thì cũng cần phải biết cách đảm bảo an toàn cho cút. Bởi chúng là món ăn khoái khẩu của mèo, rắn. Như vậy khi làm chuồng thì nên làm cửa chắc chắn, mắt lưới nhỏ không vì tiết kiệm chi phí mà làm chuồng sơ sài, dễ hỏng.
Những món ngon bổ dưỡng từ chim cun cút
Theo Đông y thì loài chim này có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ hư, ích khí, giúp thanh nhiệt, trị chứng lao, suy nhược, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng,…
- Món cháo trứng cút: món này rất đơn giản mà bình dị thể nhưng lượng dinh dưỡng nó mang lại rất lớn, món này gồm 1 bát cháo trắng và 2-3 quả trứng cút. Món này được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể, cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Cháo chim cút cật heo: món này gồm có 3 con cút, 80g gạo tẻ, 60g đậu đỏ và cật lợn thái lát 100g. Tất cả bỏ vào nấu cháo rồi cho thêm gia vị. Món này rất tốt cho người bị ho lao, kém ăn, đau mỏi lưng, thiếu dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa,…
- Món chim cút xào măng: ta làm sạch chim cun cút rồi rán chín sau đó cho thêm măng, mộc nhĩ, dưa chuột vào xào lên cho chín và nêm nếm cho đậm vị. Món này dùng cho những người bị kiết lỵ, lao, suy nhược, tiêu chảy, phong thấp.
- Món cút hầm kỷ tử đỗ trọng: ta sẽ làm sạch khoảng 4-5 con chim cun cút và cho kỷ tử 30g, đỗ trọng 15g vào rồi hầm cho nhừ. Sau đó vớt bã thuốc và thêm gia vị. Đây là một món giúp trị phong thấp, thoái hóa khớp, đau mỏi lưng gối,..
Ngoài ra còn rất nhiều món ăn bổ dưỡng khác như cút hầm đậu đỏ, trứng cút hầm sâm quy đại táo, trứng cút bạch cập, cút chiên dầu mè,….
Kết luận
Chim cút là một loài chim nhỏ nhưng lại mang lại giá trị lớn về cả mặt kinh tế lẫn mặt dinh dưỡng. Qua bài viết trên ta đã hiểu rõ được về loài nhân sâm động vật này cũng như cách nuôi, cách chăm sóc và những món ăn từ nó.