Con thỏ là loài động vật không quá khó khăn khi nuôi nếu bạn biết chăm sóc đúng cách, với đặc tính hiền lành nên được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong nhà có một chú thỏ nhỏ, dễ thương cũng tạo nhiều niềm vui cho bạn. Chính vì vậy cần lưu ý bí quyết luôn giữ cho chú thỏ của bản thân trắng đẹp tại nhà.
Giới thiệu về con thỏ
Con thỏ được các nhà khoa học chứng minh là loài động vật có vú, được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha và sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thỏ được phân thành 7 loại, trong đó thỏ rừng châu Âu, thỏ đuôi bông, thỏ Amani,.. là các loại điển hình.
Với sự lanh lợi cùng với tốc độ nhanh nhẹn khi săn mồi thì xương chi phía sau của thỏ sẽ phát triển to hơn. Thân hình nhỏ, tròn tương đối giống với quả trứng. Còn bộ lông của nó rất nhiều màu khác nhau trên cùng một sợi lông, mục đích là ngụy trang khi chiến đấu với kẻ thù quá mạnh.
Ưu điểm khi nuôi con thỏ tại nhà
Đối với những loại thú nuôi khác thì việc sinh sản rất vất vả, thời gian mang thai cũng như phải đợi đủ tuổi thì mới có thể sinh sản. Tuy nhiên với con thỏ chỉ cần từ 6 đến 7 tháng là có thể sinh con, thời kỳ mang thai chỉ có 30-35 ngày. Việc chăm sóc thỏ trong thời gian mang thai không quá khó khăn cho người nuôi.
Cách nuôi thỏ rất đơn giản, thức ăn không quá cầu kỳ và chỉ cần rau củ quả là đã qua bữa ăn của nó. Bởi vì thỏ là động vật ăn cỏ nên ta có thể cung cấp, đan xen nhiều loại củ quả khác nhau trong từng bữa. Vì thế nuôi thỏ không tốn kém nhưng bạn phải kiên trì gắn bó với nó lâu dài bởi tuổi thọ của con thỏ kéo dài rất lâu.
Những giống thỏ phổ biến trong chăn nuôi
Thỏ được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein nên cơ thể con người hấp thụ rất nhanh. Do đó nhiều trại chăn nuôi thỏ ra đời, mục đích chủ yếu là lấy thịt và lấy lông. Các con thỏ lớn được chăn nuôi ở châu Âu, châu Mỹ và những con nhỏ nhỏ ở các nước nhiệt đới.
Ngoài ra, con thỏ còn được nuôi để lấy lông len, chủ yếu lấy len từ các nước nhiệt đới. Nuôi thỏ để lấy thịt thì những con thỏ này thường có cân nặng 4,5 đến 5 kg, khung xương nhỏ nhưng tỷ lệ thịt thì cao. Việc nuôi nhỏ đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các trang trại.
Thỏ New Zealand
Những con thỏ của dòng này được nuôi nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam, thỏ New Zealand dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh sống. Đặc điểm để nhận diện chúng là toàn thân màu trắng, mắt màu đỏ ngọc và cân nặng trung bình là 4,5-5kg. Vì vậy loài này đều có thể lấy lông và thịt.
Trung bình hàng năm con thỏ New Zealand có thể đẻ được 5-6 lứa mà một lứa khoảng 6-7 con. Ước tính trung bình một năm có thể thu hoạch gần 45kg thịt và 30 tấm lông, đây là con số to hiếm có con vật nuôi nào đạt được. Đó cũng là nguyên nhân loài thỏ này được chăn nuôi nhiều ở Việt Nam.
Con thỏ Californian
Giống thỏ Californian được tạo ra từ 2 giống New Zealand White và Himalayan và sau đó có thêm giống Chinchilla nhằm tạo ra loài có thịt và lông len chất lượng cao. Bắt nguồn từ nước Mỹ, vào năm 1985 du nhập đầu tiên vào Anh. Nhưng đến năm 1960 thì Anh mới chính thức gia nhập một số lượng lớn thỏ này vào.
Thỏ Californian có đặc điểm tương tự như thỏ New Zealand nhưng riêng đôi tai dài đen tạo nên sự khác biệt của nó. Khi trưởng thành trọng lượng khoảng 4,5kg và cho ra 58 phần trăm lượng thịt, đứng thứ hai trên thế giới. Mỗi năm nó chỉ đẻ được 5 lứa, mỗi lứa bao gồm 5-6 con, được nhiều trên thế giới du nhập về chăn nuôi.
Việt Nam cũng nhập giống thỏ này về, nó đã thích nghi được với môi trường sống cũng như cách nuôi dưỡng. Tuy nhiên sau 3 năm nuôi thử ở đồng bằng sông Cửu Long thì tương đối khó, đẻ kém và tỷ lệ con hao hụt nhiều so với con thỏ New Zealand thông thường.
Giống thỏ Chinchilla
Giống thỏ Chinchilla xuất hiện đầu tiên ở Pháp, được lai tạo từ thỏ rừng và hai dòng Blue Beverages , Himalayan. Đây được xem là giống thỏ cho len, nó ra đời nhằm sản xuất len là chủ yếu. Thỏ này có bộ lông màu xanh, đuôi pha màu xanh lẫn màu đen và bụng kết hợp ba màu trắng-xám-đen.
Dòng thỏ English Spot
Giống thỏ English Spot nhìn chung thân hình khá nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 2,5-3,5kg. Nếu thấy thân cao màu trắng kết hợp với cá đốm xám, tai thẳng đứng và chân mảnh khảnh thì đó chính là English Spot. Hơn nữa giống này cũng có trong dòng máu lai ở Việt Nam.
Kỹ thuật nuôi con thỏ lấy thịt
Để có thể nuôi thỏ phát triển tốt nhằm mục đích lấy thịt thì nên canh chính xác các giai đoạn và tuân thủ các quy tắc về chế độ dinh dưỡng. Bước đầu nên lập ra bản dinh dưỡng cho thỏ, nên điều chỉnh mức độ thức ăn xanh giảm xuống hàng ngay còn tập trung phần ngọt tăng lên. Hơn nữa nên chọn thức ăn thô hoặc có thể cỏ, cây khô thì sẽ bổ dưỡng hơn.
Tiếp theo 10 ngày chính, thỏ có thể tăng cân được bao nhiêu thì càng tốt bởi vì chất lượng phụ thuộc vào hương vị thịt của con thỏ. Quan trọng là bổ sung thêm hàm lượng calo từ hỗn hợp cám, khoai tây và vitamin. Điều này làm cho lượng mỡ không tăng quá nhiều thì thịt thỏ sẽ mất giá trị.
Những loại thực vật mà con thỏ có thể ăn?
Nuôi thỏ nhưng bạn đã thực sự tìm hiểu nên cho chúng ăn những thực phẩm nào? Nguồn thức ăn chính của con thỏ là rau cỏ hoặc một số loại củ tươi hoặc khô, đặc biệt cà rốt là món ăn khoái khẩu của loài thỏ. Sau đây là nhóm thức ăn mà thỏ ăn được, có thể tham khảo vào con thỏ nhà bạn ăn:
- Nhóm thức ăn xanh: đây là loại thức ăn giàu chất xơ, bổ sung một số loại vitamin và thức ăn xanh rất dàng tìm thấy trong từ thiên nhiên. Các loại cỏ như cỏ voi, cỏ chỉ, rau má,.. hoặc các loại củ như khoai lang, su hào. Hơn nữa nhóm thức ăn này không tốn nhiều chi phí cho bạn.
- Nhóm thức ăn giàu tinh bột: Loại thực phẩm này chủ yếu là sản phẩm từ ngành nông nghiệp như lúa, sắn,.. Đối với các lúa và ngô thì bạn nên ngâm vào nước một thời gian cho nó mềm rồi mới đưa cho chú thỏ của mình ăn. Nếu để nó mọc mầm thì lượng dinh dưỡng sẽ càng nhiều hơn.
- Nhóm thức ăn bổ sung đạm: Đạm là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, nó có trong thịt, cá hay sữa đậu nành, dừa,.. Lưu ý với nhóm thức ăn bổ sung đạm thì chỉ được trộn chung trong bữa ăn của thỏ và không được tách riêng cho ăn.
Những loại bệnh con thỏ thường mắc phải
Những con thỏ cũng thường mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng, bạn nên chú ý những biểu hiện không được bình thường và đưa nó đi khám ngay. Cũng có thể đưa chú thỏ của bạn đi khám định kỳ hàng tháng vì trong nhiều trường hợp căn bệnh sẽ không có triệu chứng cho bạn phát hiện.
Bệnh chướng hơi đầy bụng ở con thỏ
Nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh đầy bụng là cho thỏ ăn nhiều thức từ rau củ chứa nhiều nước, cũng có thể là thức ăn bị hư hỏng, mốc. Mùa hè thỏ sẽ khát nước, nhưng không nên kết hợp uống nước với thức ăn thô hay củ quả cũng sẽ dễ bị bệnh trướng bụng.
Biểu hiện của căn bệnh này là bụng hơi phình to ra, căng tròn và chảy nước dãi ướt hai bên mép lông. Căn bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy cơ tử vong, chèn ép các cơ quan nội tạng của sẽ bị chết cho ngạt thở. Không nên chủ quan với những căn bệnh nhìn thì đơn giản nhưng hậu quả rất nghiêm trọng.
Phơi các loại rau lá có chứa hàm lượng nước cao trước khi cho con thỏ của bạn ăn, vệ sinh kỹ thức ăn và vuốt ve hai thành bụng khi thỏ ăn xong nhằm giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Phải cho thỏ hoạt động nhẹ nhàng trong thời gian sau khi ăn cũng là cách phòng ngừa bệnh trướng bụng.
Bệnh nấm da ở con thỏ
Bệnh nấm ở da là loại bệnh khó điều trị, phải kiên trì uống thuốc kết hợp với trị liệu để có thể hết bệnh. Nguyên nhân là nơi sinh sống không được vệ sinh sạch sẽ, ẩm thấp hoặc vạt lót bị mốc. Vi khuẩn nấm lây lan rất nhanh, dần dần sẽ lan toàn bộ cơ thể và cơ thể thỏ sẽ gầy yếu dần cho đến chết.
Bệnh nấm sẽ xuất hiện thường xuyên vào mùa mưa, thậm chí lây từ mẹ sang thỏ con theo mẹ và sau khi cai sữa. Bạn sẽ thấy những chấm đỏ tròn màu trắng ở nhiều vị trí trên cơ thể thỏ, đầu tiên sẽ xuất hiện ở tai, mắt, miệng rồi sau đó lan rộng ra hết cơ thể.
Bên cạnh bôi thuốc hàng ngày kết hợp uống thuốc được bác sĩ kê cho con thỏ thì bạn cũng vệ sinh thường xuyên chỗ ở, tăng cường độ sáng hay dắt nó đi dạo nhiều hơn bình thường. Nếu thỏ con không bị nhiễm bệnh thì hãy tách riêng thỏ mẹ ra ở riêng, tránh tình trạng lây nhiễm.
Mẹo nuôi con thỏ sống lâu mà bạn cần biết
Đảm bảo cho thỏ có thể nhai vì nó giúp tiêu hao năng lượng và đảm bảo độ dài răng thích hợp. Tốc độ mọc răng của loài thỏ rất nhanh nên ngoài việc cho nó nhai khi ăn thì cũng có thể mua những mảnh gỗ về cho con thỏ của bạn nhai.
Có thể cắt tỉa móng cho thỏ thường xuyên, giống như răng thì móng của nó cũng mọc rất nhanh, để móng dài thường ,mang lại nhiều thương tích và tổn hại không thể lường trước được.
Kết luận
Bài viết trên là tất cả thông tin về con thỏ – thú cưng phổ biến hiện nay, giúp bạn có kiến thức về cách chăm sóc tốt cho bé thỏ của mình. Tuy nuôi thỏ cần sự kiên trì thời gian dài nhưng đổi lại bạn sẽ thấy được niềm vui của mình trong những lần chăm sóc thỏ.