Trong nông nghiệp, phân đạm được biết đến là một loại phân vô cơ phổ biến, có vai trò vô cùng quan trọng với quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đồng thời tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân đạm là gì và chưa nắm rõ được tác dụng của phân đạm với cây trồng nên chưa bón phân hợp lý. Chính vì thế, mình muốn giúp bạn tìm hiểu kỹ phân đạm là gì, và những tác dụng của phân đạm đối với cây trồng trong bài viết này nhé.
Vai trò của phân đạm trong quá trình trồng cây
Tác dụng của phân Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng và là một trong những chất dinh dưỡng thường bị thiếu nhất trong sản xuất nông nghiệp. Cây trồng thường chứa khoảng 1 – 5% đạm theo trọng lượng khô.
Có thể bạn quan tâm:
- Phân đạm Amoni có những ứng dụng gì trong nông nghiệp?
- Phân đạm nitrat có vai trò gì đối với quá trình nông nghiệp?
- Cách bón phân đạm và những điều cần lưu ý khi sử dụng phân
Tác dụng của phân Đạm tham gia tạo nên protein và các acid amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sống của tế bào thực vật. Tỷ lệ protein (%) trong nông phẩm rất thay đổi và là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nông phẩm.
Đạm có trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzim, thúc đẩy quá trình quang hợp và các hoạt động sống của cây. Đạm cùng với lân ảnh hưởng đến khả năng di truyền của cây vì chúng nằm trong ADN và ARN.
Đạm kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác trong đất. Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Sự cung cấp đạm có liên quan đến sự sử dụng carbohydrate của cây trồng. Khi không cung cấp đủ đạm, carbohydrate sẽ bị tích tụ trong các tế bào sinh trưởng, làm cho chúng trở nên dày hơn.
Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng
Đạm giúp tổng hợp protein cấu thành nên cây
Đối với cây trồng, phân đạm giữ một vai trò quan trọng, không thay thế được. Nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, góp phần tạo nên axit nucleic, protein, và các chất điều hòa sinh trưởng. Đạm còn tham gia quyết định sự phát triển của các mô tế bào sống của cây.
Đạm giúp tạo diệp lục khiến là xanh hơn, quang hợp tốt hơn
Đạm còn là một trong những thành phần tạo nên diệp lục tố, giúp cây quang hợp để chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Nếu thiếu đạm, khả năng quang hợp ở cây trồng giảm, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, dẫn đến năng suất và chất lượng thấp.
Đạm giúp cây tăng trưởng nhanh hơn, tăng năng suất cây trồng
Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của nhiều dưỡng chất quan trọng của cây như protit, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin khác. Đồng thời góp phần quan trọng trong quá trình trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Cụ thể, đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe, phân cành mạnh, ra lá nhiều, quang hợp tốt, từ đó ra hoa kết trái nhiều hơn, giúp năng suất cây trồng được cải thiện rõ rệt. Cũng nhờ có đạm mà chất lượng các loại rau ăn lá, protein trong các loại ngũ cốc, và chất lượng quả được cải thiện nhiều.
Cần sử dụng một cách có khoa học
Tác dụng của phân đạm rất tốt nhưng cần được bón cho cây một cách hợp lý. Nếu bạn bón phân không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng tùy theo mức độ. Cụ thể, nếu cây bị thiếu đạm, sẽ còi cọc, lá nhanh vàng úa, toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển bị ngưng trệ do không đủ chất dinh dưỡng để hình thành tế bào, khiến cây phát triển kém, năng suất và chất lượng giảm. Ngược lại, nếu bón nhiều đạm quá, cây tăng trưởng mạnh, đẻ nhánh nhiều, lá mỏng, cành yếu, cây dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công. Bón thừa đạm còn khiến cây chậm ra hoa, hoa ít, khả năng đậu quả thấp, chất lượng quả kém, đồng thời kéo khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây giảm đi đáng kể.
Một số lưu ý khi sử dụng phân đạm
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phân lân là gì? Cách sử dụng phân bón lân trong trồng trọt
- Phân Kali là gì? Kỹ thuật bón phân Kali chuẩn cho cây
Phân dễ tan, thẩm thấu nhanh, xanh lá, đẻ nhiều.
Thích hợp cho loại cây trồng lấy lá
Không bón khi trời sắp mưa, giông sẽ thất thoát do tràn bờ, rửa trôi. Nếu không tưới được, nắng hạn kéo dài cũng không bón đạm.
Phần lớn phân đạm và phân chua sinh lý, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất và hiệu lực kém.
Đối với những cây có nhu cầu đạm nhiều, khi bón cần chia ra làm nhiều lần bón nhất là đối với chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp… Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây, đất đai.
Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Cây họ đậu thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm (20-30kg N/ha) tốt nhất là phân đạm trộn với phân chuồng hoai.
Bảo quản phân đạm chú ý không đổ ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilon, kê cao …
Mong rằng thông qua nội dung trên, các bạn đã hiểu thêm về tác dụng của phân đạm để từ đó ứng dụng vào quá trình trồng cây mang lại một hiệu quả cao hơn.