Phân đạm là một trong những loại phân bón có chứa nitơ. Đây là thành phần có tác động và vai trò rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cũng chính vì vậy mà bà con nông dân nhiều người đã mua phân đạm về bón dạng tưới cho cây. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bón phân đạm cho cây hợp lý và đúng cách. Nếu như không đúng kỹ thuật không những không giúp cây tăng năng suất. Mà còn khiến cây dễ bị chết, ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy phải tưới đạm cho cây thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu cách bón phân đạm cho cây hiệu quả và an toàn nhé!
Khi nào bón phân đạm cho cây là hợp lý?
Bón phân đạm cho cây đúng thời điểm cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Cần phải phân chia thời gian bón phân đạm sao cho hợp lý để cây hấp thụ tối đa. Hầu hết thì bón phân đạm nên chọn thời gian sáng sớm. Hoặc là chiều muộn vì hạn chế nhiệt độ cao phân dễ bay hơi thất thoát. Tùy thuộc vào từng quá trình sinh trưởng của cây mà bón phân đạm hợp lý. Cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây.
Có thể bạn quan tâm:
- Phân đạm Ure tác động như thế nào đến cây trồng và đất?
- Tác dụng của phân đạm là gì? Đạm có quan trọng hay không?
- Phân đạm Amoni có những ứng dụng gì trong nông nghiệp?
Theo một chu trình cây trồng thì chúng ta sẽ bón phân đạm cho cây vào các giai đoạn sau:
Cây mới trồng, đã ra lá: bón lượng vừa phải không để lá cháy
Khi cây đang sinh trường: bón lượng nhiều hơn, chia thành nhiều lần
Cây ra hoa, quả: bón lượng vừa phải, cây quá nhiều đạm sẽ ra hoa, quả chậm hơn
Bên cạnh đó, bà con nông dân có thể bổ sung phân đạm khi thấy cây thiếu chất dinh dưỡng. Ví dụ như cây chậm phát triển, rau lá nhỏ, còi cọc, vàng lá,…
Cách bón phân đạm cho cây
Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng thôi chưa đủ. Còn cần phải bón đúng cách để cây hấp thụ được tối đa dinh dưỡng Ngoài cách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thì còn có thể bón theo hai cách như:
Bón đạm nguyên hạt
Với cách bón phân đạm cho cây này bà con nên sử dụng với những loại cây ăn trái, thân gỗ. Bởi vì như vậy sẽ đỡ tốn công sức và thời gian hơn. Cách thực hiện cũng sẽ đơn giản như :
- Chọn loại đạm dễ hòa tan phù hợp với tính chất đất và đặc điểm của cây trồng
- Đào rãnh hoặc tạo lỗ quanh các gốc cây cần bón đạm
- Rắc đạm vào rãnh và các lỗ đã tạo
- Tưới đều nước cho cây
- Khi gặp nước, đạm sẽ hoà tan và thấm vào đất, cho phép cây dễ dàng hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng.
Tưới phân đạm hòa tan với nước
Với cách bón phân đạm cho cây này bà con cần lựa chọn loại đạm dễ tan trong nước. Cây cũng sẽ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Thích hợp với những loại cây trồng ăn lá, rau ngắn ngày. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như :
- Ngâm 1kg đạm với 200 lít nước trong khoảng 5 phút.
- Không nên sử dụng liều lượng đạm cao vì đạm tồn dư trong cây lá sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
- Trước khi tưới đạm, bạn cần tưới cây thật kỹ bằng nước thường.
- Tưới đạm khi đất khô có thể làm cháy rễ cây.
Bón nhiều phân đạm ảnh hưởng xấu tới chất lượng quả
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phân lân là gì? Cách sử dụng phân bón lân trong trồng trọt
- Phân Kali là gì? Kỹ thuật bón phân Kali chuẩn cho cây
Cách bón phân đạm này nếu bị lạm dụng quá nhiều với liều lượng cao cũng sẽ có tác hại như:
- Bón đạm làm sản phẩm nhiều nước, ít đường hòa tan, ít tinh bột.
- Bón nhiều đạm trong điều kiện quang hợp yếu, đường bột không đủ để chuyển nitơ hút được thành chất hữu cơ có đạm (amino axit và protit). Nitơ sẽ tích lũy trong cây ở dạng nitrat (rau, quả) và các xianogen gây độc (sắn và các loại củ khác).
- Bón đạm quá cao (360 kg N) sẽ làm tăng lượng nitrat trong rau 23 ppm lên đến 601 ppm.
- Bón đạm quá nhiều làm rau nhạt, có khi còn có vị đắng, thuốc lá khó cháy, mía nấu khó thành đường, sợi đay không bền, sắn ăn dễ bị say, dâu tằm ăn dễ bị bệnh…
- Các yếu tố P, K, Ca, Mg, Si và các vi lượng thường được xem là các yếu tố làm tăng phẩm chất nông sản.
- Sự phối hợp thích đáng lân, kali, Ca, Mg, Si, các vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng tạo ra khả năng có thể bón đạm cao để đạt được năng suất cao mà vẫn giữ được phẩm chất nông sản tốt.
- Nhiều người quy sự giảm phẩm chất nông sản và gia súc là do bón đạm vô còn các nguồn đạm được cung cấp từ các chất hữu cơ như phân chuồng phân xanh không gây ra hiện tượng này.
Vậy là mình đã mang tới cho các bạn những kinh nghiệm trong cách bón phân đạm hiệu quả để giúp cây sinh trưởng tốt. Dùng phân đạm quá nhiều sẽ mang tới nhiều tác hại, vị vậy các anh chị làm nông nghiệp cần phải quan tâm tới điều này.