Phân hữu cơ được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây mà vẫn có thể cải tạo đất, bảo vệ môi trường, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và các sinh vật khác. Tuy nhiên để việc sử dụng phân đem lại hiệu quả như mong đợi, tránh bị lãng phí bạn nên có một kĩ thuật bón đúng đắn. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách sử dụng phân bón hữu cơ cho hiệu quả nhé.
Nguyên tắc chung khi bón phân hữu cơ
Về nguyên tắc chung cây trồng chỉ hấp thụ được những dạng hữu cơ dễ tan, có kích thước phân tử nhỏ. Vậy nên những dạng phân bón hữu cơ chưa qua xử lý thông thường bón vào đất cần có một quá trình phân hủy lâu dài cây mới hấp thụ được.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phân bón hữu cơ vi sinh có ưu điểm gì khi bón cho cây?
- Phân bón hữu cơ sinh học có những ưu điểm gì khi sử dụng?
- Phân bón hữu cơ khoáng hiện nay có những loại nào tốt?
Phân hữu cơ không kén bất kì loại cây nào của cây, tuy nhiên tùy với mỗi loại cây chúng ta nên thử nghiệm với từng liều lượng khác nhau để cho ra kết quả tốt nhưng vẫn không lãng phí phân.
Loại phân này không ảnh hưởng đến bất kì giai đoạn nào của cây, vậy nên bạn có thể bón thúc hay bón lót cho cây đều được. Tuy nhiên vì các chất hữu cơ có tác dụng chậm nên bạn nên ưu tiên bón lót cho cây hơn.
Nếu bón thúc nên bón sớm trước khi cây ra hoa để phân kịp phân hủy và cây kịp hấp thụ. Khi bón lót bạn nên bón cách gốc ít nhất 5cm, có thể xới đất lên hay đào rãnh xung quanh tán, bón phân vào rồi vùi đất lại. Vì thông thường rễ cây hấp thụ dinh dưỡng bằng đầu rễ, vậy nên bạn hãy ưu tiên bón thúc phân ở ngoài đầu rễ. Hạn chế sử dụng phương pháp bón thúc với những cây ngắn ngày.
Cách sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống
Đây là phân có nguồn gốc hữu cơ từ chất thải động vật, rác thải, bùn…, và được ủ theo những phương pháp truyền thống. đối với nhóm phân này, cần phải ủ cho hoai mục mới nên sử dụng. Bạn có thể sử dụng thêm một số vi sinh vật như Trichoderma, EM để làm giảm quá trình phân hủy, tăng hiệu quả sử dụng.
Sử dụng loại phân truyền thống này đạt hiệu quả nhất khi bón lót vào đất, trước khi trồng cây 15 ngày. Vì loại phân này phân hủy chậm, tan lâu nên cần bón trước vào đất, đợi 15 ngày để các chất dinh dưỡng tan trong đất cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn.
Khi bón bạn có thể rải theo hàng, bón vào trong hố, xới đất lên trộn lên hoặc xới đất lên rải khắp bề mặt rồi lấp đất lại.
Cách sử dụng phân bón hữu cơ chế biến
Phân hữu cơ chế biến
Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến (phân compost, phân ủ dưới dạng công nghiệp,…) trong canh tác nông nghiệp hữu cơ rất đơn giản. Có thể sử dụng cho cả bón lót và bón thúc. Đó là những loại được chế biến từ những nguyên vật liệu có nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ.
Bón lót thì có thể bón theo hàng, bón vào từng gốc cây hay rải đều trên mặt đất rồi xới đất vùi xuống. Nếu sử dụng để bón lót khi làm đất trước gieo trồng thì có thể rải đều lên mặt đất.
Bón thúc: Nên bón theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất rồi cày vùi xuống đối với cây trồng lâu năm. Còn đối với cây trồng ngắn ngày thì chủ yếu bón thúc nên dùng sớm để có hiệu quả tốt hơn.
Cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh chủ yếu chứa những vi sinh vật có lợi trong đất, khi cung cấp những vi sinh vật này, các chất dinh dưỡng trong đất được phân giải thành dạng dễ hấp thụ. Đồng thời những vi sinh vật này cũng bảo vệ bộ rễ, không để rễ cây bị nấm bệnh, tuyến trùng tấn công.
Phân vi sinh có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, nhưng với những cây ngắn ngày nên sử dụng bón lót để cây kịp hấp thụ.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc trừ sâu sinh học – Cách sử dụng và đặc điểm riêng
- Thuốc diệt cỏ là gì? Phân loại và các nguyên tắc cần nhớ
Cách bón lót: Có thể rải theo hàng lên mặt đất hoặc vùi vào trong đất, trong những hố chuẩn bị trồng cây.
Cách bón thúc: Chỉ nên áp dụng cách này với những cây lâu năm, có thể bón rải lên mặt đất cách xa gốc, ở ngoài mép tán cây. Vì rễ thường hấp thụ nước và dinh dưỡng ở ngoài đầu rễ và những đầu rễ hay mọc theo những tán cây.
Phân vi sinh thường hoạt động tốt ở những vùng đất mới khai thác vì những vùng đất này có nhiều vi sinh vật cộng sinh. Ngoài ra, những vi sinh vật trong phân cần có thức ăn để tồn tại, vậy nên bạn có thể cung cấp phân hữu cơ truyền thống, phân sinh học,.. để cung cấp thức ăn cho chúng.
Đối với phân hữu cơ sinh học
Là phân bón được điều chế bằng nhiều phương pháp sinh học và phối trộn nhiều nguyên liệu sinh học khác nhau để tăng hiệu quả sử dụng. Cách sử dụng phân bón hữu cơ như sau:
Phân bón sinh học có thể bón thúc, bón lót và phun lên lá
Khi bón lót đối với cây lâu năm bạn cũng nên trộn với đất, cho vào hố trồng cây hoặc đào rãnh xung quanh hố trồng để sau này khi cây lớn lên, rễ non mọc ra kịp thời hấp thụ dinh dưỡng và khi đó phân đã tan hoàn toàn trong đất ở dạng dễ hấp thụ.
Bón thúc thì nên đào rãnh xung quanh tán cây rồi rải lên hoặc lấp đất lại.
Đối với phân hữu cơ khoáng
Là phân hữu cơ được trộn thêm khoảng 8-18% hàm lượng dinh dưỡng dưới dạng vô cơ. Phân hữu cơ khoáng có thể bón lót và bón thúc vì hàm lượng vô cơ trong phân được hấp thụ rất nhanh. Nếu sử dụng bón thúc thì cũng bón tương tự như phân sinh học là đào rãnh xung quanh tán cây rồi rải lên hoặc lấp đất lại.
Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều, vì nó cũng có thành phần hóa học (vô cơ) bên trong. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất, và có thể gây tồn dư chất vô cơ trong cây.
Tóm lại, chúng ta cần biết cách sử dụng phân bón hữu cơ cho hợp lý, để rễ cây có thể hấp thụ được, dinh dưỡng không bị nước mưa hay nước tưới rửa trôi một cách lãng phí. Nếu như có vấn đề gì không hiểu hay có góp ý để bài viết hoàn thiện hơn, hãy liên hệ ngay với Namix theo thông tin dưới đây.