Với những người chơi chim đã lâu hay những người mới bắt đầu chơi thì chim cu là một lựa chọn không thể nào bỏ qua. Loài chim này là động vật khá quen thuộc với đồng quê Việt Nam và có một giọng hót hay. Vậy để tìm hiểu về loài cu gáy này cũng như cách để nuôi chúng thì hãy đến với bài viết này.
Chim cu là loại chim gì?
Cu gáy là một loài chim nằm trong họ bồ câu, loài chim này rất quen thuộc với người nông dân. Cu gáy được bắt gặp ở hầu khắp các vùng đồng bằng, ở đâu có ruộng thì ở đó có cu gáy sinh sống.
Chim cu gáy có 2 loại chính:
- Cu Cườm hay còn gọi là Cu Đất, loại này có cườm ở cổ nên có tên như vậy
- Cu Ngói là loại có thân hình nhỏ hơn Cu Đất, màu lông toàn thân có màu hung đỏ, cổ không có cườm mà lại có một vạch đen quanh cổ như một chiếc vòng cổ.
Ngoài ra có một loại nữa là cu Xanh hay cu Rừng, loại này thì chỉ sống trong rừng rất khó bắt gặp. Loại này có lông màu xanh lá cây, thân hình thì ngang với cu Cườm. Loài cu gáy này thường được những lão nông, người lớn tuổi nuôi trong lồng để nghe tiếng hót của chúng.
Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc cho chim cu
Muốn nuôi chim cu gáy là một điều không hề đơn giản từ khâu chọn giống cho đến cách chăm sóc và huấn luyện. Ta sẽ tìm hiểu rõ ràng những kỹ thuật này chuẩn nhất ngay sau đây.
Chọn giống
Chọn giống cu gáy chính là một công đoạn cực kỳ quan trọng, nếu giống tốt thì khi nuôi và huấn luyện lên thì chim cu sẽ có được một giọng hót rất hay và tươi sáng. Nếu muốn nuôi từ lúc nhỏ thì nên chọn những con non chưa biết bay từ một ổ cu gáy. Ta có thể hỏi mua ở những nơi chuyên cho giống cu gáy tốt.
Nếu bạn muốn mua một con cu gáy trưởng thành về để chơi thì nên chọn những con có đặc điểm sau:
- Nhất Huỳnh kiên: Tức con cu gáy có cườm màu vàng dài tới tận vai, không có trên lưng, đây là loại cực kỳ hiếm thấy và rất quý hiếm.
- Nhì liên giáp: Có nghĩa là dáng của chim giống cái bắp chuối, đầu và đuôi nhỏ còn phần thân thì phình ra và rắn chắc, gọn chặt.
- Tam quá khỏe: Tức là loại có một vệt đen ở dưới khóe mắt, vệt này dài quá khóe mắt thì càng tốt.
- Tứ chân khô: Điều này tức là chân chim khô ráo, vuông cạnh, bên cạnh đó thì vảy đóng thành 2 hàng chặt chẽ, nổi mốc lên.
- Ngũ liên hoàn: Là cườm của chim cu gáy đóng giáp hết vòng cổ thì mới là loại tốt.
- Lục cườm rụng: Điều này tức là chim có cườm lót, nếu chim mà có cườm rụng thì sẽ gáy rất lâu, dai dẳng.
Những con nào mà có đủ những yếu tố này thì chính là những con thuộc hàng quý hiếm, có thể dùng làm cu Mồi cực kỳ tốt.
Lồng nuôi
Lồng để nuôi cu gáy nên là loại lồng đơn, mỗi lồng chỉ nên nuôi 1 con chim. Mỗi lồng có kích thước thường là 40,6 – 61,9 cm. Lồng nuôi cần phải có 2 mảng vải để chim cu giữ được bình tĩnh, không chú ý những tiếng động và sự khi bị di chuyển lồng.
Kỹ thuật nuôi chim
Muốn có được một chú cu gáy hoàn hảo theo đúng ý bản thân thì bạn nên nuôi chim từ lúc còn bé, lúc chưa biết bay và còn lông tơ hoặc có thể mọc một chút lông ống rồi. Nếu bạn nuôi sớm như vậy thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc huấn luyện cho chim.
Nếu bạn muốn bắt giống về nuôi thì có thể bắt những con chim cu rừng hoặc chọn một con non nuôi đẻ cũng được. Trong quá trình nuôi thì phải luôn đảm bảo an toàn cho chim, tránh bị mèo vồ, chó vờn, nên treo lồng ở nơi yên tĩnh, vắng người như sau vườn.
Khi nuôi chim đến giai đoạn cườm bắt đầu mọc thì nên tập phát âm giống tiếng chim gù, những âm như “cục cu, cục cu,…” và càng về sau thì càng nhanh hơn, gấp gáp hơn để hối thúc. Đây là bí quyết để chim có một giọng gù hay.
Kỹ thuật nuôi chim cu thì phải kiên nhẫn, thường xuyên luyện tập cho chim. Nếu bạn kiên nhẫn thì ban đầu chim sẽ sợ và né nhưng dần dần chim sẽ quen với bạn và thỉnh thoảng sẽ còn gù lại với bạn nữa.
Thi thoảng bạn nên cho cu gáy ra phơi nắng, thả thêm chút thóc hoặc vừng để chim mổ ăn. Nên cho chim tự ăn đất để bổ sung chất khoáng nhưng nên hạn chế mang chim ra ngoài. Khi Chim cu đã cứng cáp và sung hơn thì mới bắt đầu cho nó làm quen với môi trường bên ngoài. Lúc này nên treo lồng ở ngoài cửa hoặc ngoài sân. Thỉnh thoảng lại hạ lồng cho chim tiếp xúc với đất và phơi nắng.
Phòng và trị bệnh cho chim gáy
Trong quá trình nuôi chim thì không thể nào tránh khỏi những lúc chim bị bệnh được, nuôi chim trong lồng lâu sẽ khiến chim ít được va chạm với thế giới bên ngoài, ít được vận động nhiều nên dễ dẫn đến mắc một số bệnh. Vậy những bệnh đó là gì và cách điều trị ra sao.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh này nguyên nhân là do chim ăn phải những thức ăn thiu thối, không sạch sẽ. Dấu hiệu của bệnh này là phân chim loãng, ướt hoặc nát. Bệnh tiêu chảy sẽ làm chim mất nước và yếu dần và chết đi.
Muốn điều trị căn bệnh này thì trước tiên phải vệ sinh lồng thật sạch sẽ, treo ra nơi khô ráo, thoáng khí, không bị gió lùa. Kiểm tra lại thức ăn và điều chỉnh lại thật sạch sẽ, hạn chế thay loại thức ăn mới cho chim cu. Sau đó pha Berberin hoặc BISEPTOL 480mg vào nước để cho chim uống
Bệnh đau mắt
Nguyên nhân của loại bệnh này là do thiếu hụt vitamin A cũng như là lồng bẩn và thời tiết quá nóng nực. Dấu hiệu của bệnh này là chim hay dùng cánh để dụi mắt và nếu 2 đầu cánh bị ướt chứng tỏ chim đã bị đau mắt.
Để điều trị bệnh này cho chim cu thì ta có thể dùng thuốc chữa đau mắt dành cho người để dùng. Ta dùng bằng cách nhỏ trực tiếp vào mắt chim vài giọt hoặc thoa đều lên 2 cánh của chim.
Ngoài ra ta còn có thể dùng 5 ngọn lá mần ri giã nhuyễn với một chút muối. Chắt lấy nước và cho chim cu uống khoảng 3-4 giọt và bôi vào 2 cánh. Phần bã thì vò viên rồi cho hết vào miệng chim. Hoặc có thể thay thế ngọn màn ri bằng lá khổ qua, lá chó đẻ, là mướp ớt kim cũng có tác dụng tương tự.
Bệnh hạt đậu
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chính là do virus, bệnh này khiếm chim sẽ mọc một số nhọt xung quanh vùng mặt như mỏ, đầu, mắt. Nhọt ban đầu thường sưng to tạo ra cảm giác cực kỳ khó chịu và làm chim kém ăn. Sau này nhọt tự vỡ và rơi ra ngoài.
Để điều trị căn bệnh này thì nên lấy dao lam đã xử lý thật sạch rồi thấy phần hạt đậu ở chỗ nào thì rạch nó ra và nặn hết phần trắng cho đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Sau đó dùng thuốc nhộng chữa lao màu đỏ rắc vào vết thương.
Bệnh bại chân ở chim cu
Chim không đứng được cũng như bay nhảy khó khăn chính là dấu hiệu của căn bệnh này. Căn bệnh này do thời tiết, do lồng bẩn, bị chuột hay mèo cắn. Để điều trị thì ta chỉ cần dọn dẹp cho sạch chuồng và treo lên cao hơn để tránh mèo tránh chuột. Nên cho chim ăn cơm nóng.
Cách phân biệt chim cu với những loại chim khác
Những con chim cu gáy có vẻ ngoài rất hiền lành, đầu nhỏ và mỏ dài, chân son còn cườm. Phần đầu, gáy và bụng có màu nâu nhạt và hơi chuyển về màu hồng và tím, mắt cu gáy có màu nâu đỏ, mí thì dày.
Cu gáy có một giọng hót rất đặc trưng dễ nhận dạng, không chỉ vậy với những người hiểu sâu rộng về loài chim này thì giọng của chim cu gáy còn có nhiều âm khác nhau nữa.
Về phần giọng thì chim cu gáy có những giọng gồm:
- Giọng trơn loại giọng được đánh giá là khá tầm thường;
- Giọng chiếc – còn gọi là giọng một, sẽ có thêm một tiếng “cu” đằng sau khi gáy;
- Giọng đôi – hay giọng hai thì sẽ có thêm 2 tiếng “ cu cu” sau khi gáy;
- Giọng ba là giọng khi gáy có thêm 3 tiếng “cu cu cu” sau cùng nữa
- Giọng bốn hay giọng cà lăm thì khi gáy sẽ có thêm 4 tiếng sau cùng nữa. Đây là một chất giọng cực kỳ hiếm có.
Về phần âm thì sẽ gồm có 4 âm là âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Chính bởi giọng của cu gáy có nhiều âm và chất giọng khác nhau thế nên với những người hiểu được thì sẽ luôn cố gắng sưu tầm những loại này. Đây có thể là lý do tại sao người ta lại mê cu gáy đến như vậy.
Những lợi ích khi nuôi chim cu
Với những người thường thì việc nuôi chim chỉ để giết thời gian và cho vui, có việc làm cho đỡ chán. Tuy nhiên đối với những người chơi chim thực thụ thì nuôi cu gáy không chỉ là để nghe những tiếng hót thanh cao của chúng, hay để trang trí cho ngôi nhà thêm gần gũi thiên nhiên có cây có chim.
Ngoài ra việc nuôi chim cu còn có giá trị về mặt tinh thần cực kỳ lớn. Người nào có con gáy hay gáy tốt thì sẽ nở mày nở mặt, đắc chí với những người khác. Tiếng gáy của chim sẽ làm chủ nhân cảm thấy vui tươi hơn. Không chỉ vậy, việc nuôi cu gáy để bán hoặc để mang đi thi cũng giúp ích về mặt kinh tế nữa.
Chim cu có thể ăn được những loại thức ăn nào?
Thức ăn của loài chim này thường là những loại hạt như lúa, hạt kê, đậu, ngô. Đây đều là những loại thức ăn dễ kiếm, dễ làm. Những vẫn phải lưu ý một số điều khi cho chim ăn như sau:
- Lúa: Với hạt lúa thì cần phải phơi khô, không để bị nấm mốc bởi đây là loại thức ăn cơ bản cho chim.
- Hạt kê: Đây là loại hạt sẽ làm cu gáy hăng lên sau khi ăn thế nhưng chỉ nên cho ăn vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ làm chim bị nóng. Ta nên trộn theo tỉ lệ 3 lúa 1 kê để đảm bảo tốt nhất.
- Hạt bắp: Hạt bắp quá to nên cần xay nhỏ ra để vừa miệng chim.
- Đậu xanh: Đây là thức ăn giúp chim tăng sức đề kháng và chống lại bệnh cảm cúm.
Ngoài ra còn một số loại thức ăn khác như hạt bo bo, hạt mè đen,… đồng thời cũng nên bổ sung thêm canxi và dưỡng chất cho chim khỏe và mọc lông nhanh. Cần lưu ý là nên cho chim tắm nắng và tiếp xúc với mặt đất mỗi ngày.
Những mẹo để chăm sóc cu gáy sống tốt tại nhà
Chim cu gáy là loài rất sợ bóng đêm. Vậy mẹo để làm cho chim không còn bị sợ bóng đêm nữa đó chính là mắc đèn ngủ, bóng đèn ngủ chỉ đủ ánh sáng để chúng nhìn được xung quanh vào ban đêm là ổn. Nếu quá sáng sẽ làm chim khó ngủ, lúc này chỉ cần chùm màn lên là được, vừa giảm độ sáng lại giảm tiếng ồn để chim ngủ ngon.
Cu gáy là một loài chịu nhiệt rất kém thế nên khi nuôi thì phải đặt lồng ở nơi ấm áp vào mùa đông lạnh. Hoặc có thể dùng đèn sưởi ở trong lồng của chim, như vậy chim sẽ không bị chết nếu nhiệt độ quá thấp.
Kết luận
Chim cu chính là một loài chim cảnh mà được nhiều người chơi chim yêu quý hơn vàng. Qua bài viết ta đã hiểu rõ được về loài này cũng như những kỹ thuật, những cách để phòng bệnh và những mẹo khi nuôi loài chim này sao cho hiệu quả.