Thuốc trừ sâu sinh học nói chung bao gồm các chế phẩm dùng để phòng trừ vi sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, cơ chế của thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các sinh vật gây hại cây trồng đến để tiêu diệt. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Phương thức tác động
Phương thức tác động của các loại thuốc trừ sâu sinh học rất đa dạng.
Các thuốc vi sinh trừ sâu như Bt, virus NPV chỉ tác dụng qua đường vị độc
Các nấm ký sinh Beauveria, Metarhizium thì tác động qua đường tiếp xúc
Thuốc trừ sâu thảo mộc và nhóm độc tố thì tác động qua cả 2 con đường là tiếp xúc và vị độc
Ngoài ra các chất thảo mộc còn có khả năng xua đuổi và xông hơi nhẹ. Khả năng nội hấp rất ít, riêng nhóm kháng sinh trừ bệnh có thể nội hấp vào cây.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cách làm thuốc trừ sâu sinh học an toàn với môi trường
- Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học trong khi trồng trọt
- Điều chế thuốc trừ sâu sinh học bằng nguyên liệu thân thiện
Cơ chế của thuốc trừ sâu sinh học khi sử dụng
Các thuốc sinh học trừ sâu chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh. Ngoài ra còn tác động lên hệ hô hấp ( dầu thực vật), hệ thống tiêu hóa ( thuốc trừ sâu Bt), tác động xua đuổi ( thuốc thảo mộc, dầu thực vật)
Các chế phẩm nấm trừ sâu sống ký sinh bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu.
Đối với các loại thuốc sinh học trừ bệnh, có 2 tác động chủ yếu là kháng sinh và kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây.
Các chất kháng sinh phòng trừ vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng tương đối nhiều như các chất: Streptomycin, Kasugamycin, Subtilis, Ningnamycin, Polyoxin, Tetramycin,Gentamycin, Validamycin…
Cơ chế của thuốc trừ sâu sinh học tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch của cây trồng hiện đang được chú ý phát triển mạnh. Trong cây có một hệ thống các men ( emzyme) làm nhiệm vụ giúp cây đề kháng lại với các tác nhân gây bệnh.
Hệ thống kháng bệnh là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đối với đời sống của cây. Hiện nay có nhiều chất sinh học tác động theo cơ chế này như: axit humic, các hợp chất chitosan, phenol, axit salicylic …
Thuốc sinh học phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây có các chất Chitosan và Cytokinin. Các chất này có tác dụng làm phân tán tuyến trùng ra xa vùng rễ cây, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của tuyến trùng trong đất.
Chất Saponin gốc thảo mộc dùng trừ ốc bươu vàng do làm mất chất nhờn ở miệng, miệng ốc cứng lại không hoạt động ăn phá được nên bị chết
Vi khuẩn Samonella gây bệnh đường tiêu hóa cho chuột.
Hiệu lực phòng trừ
Cơ chế của thuốc trừ sâu sinh học tác động lên hệ thần kinh và hô hấp thường hiệu quả nhanh, sau nhiễm thuốc thời gian ngắn sâu đã chết, tương tự như các thuốc hóa học khác, điển hình là nhóm Avermectin và các thuốc thảo mộc
Các thuốc tác động lên hệ tiêu hóa ( vi khuẩn Bt) và các nấm ký sinh biểu hiện hiệu quả chậm hơn, thường là sau vài ngày mới thấy.
Dù tác động qua con đường nào và với cơ chế như thế nào thì nói chung sau khi sâu nhiễm thuốc chỉ vài giờ là sâu có biểu hiện yếu đuối, hoạt động chậm chạp, sức ăn phá kém. Như vậy, thực chất đã hạn chế được tác hại, chỉ chờ thời gian ngắn nữa là sâu chết hẳn
Các loại thuốc kháng sinh trừ bệnh thể hiện hiệu quả nhanh. Thuốc tác động theo cơ chế kích thích hệ miễn dịch kháng thể thường biểu hiện chậm và kém dài và phải dùng sớm, dùng liên tục nhiều lần mới có hiệu quả rõ rang
Thời gian duy trì hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học có khác nhau. Các nhóm thảo mộc, độc tố và kháng sinh dễ bị tác động bởi điều kiện môi trường nên thời gian duy trì hiệu lực ngắn. Sau khi phun thuốc sinh học lên cây trông điều kiện bình thường, không bị mưa rửa trôi, các thuốc này chỉ giữ hiệu lực phòng trừ sâu bệnh tối đa không quá 12h, hiệu lực nhanh nhưng cũng mau giảm, cần được sử dụng đúng lúc.
Cơ chế của thuốc trừ sâu sinh học bao gồm vi khuẩn, nấm và virus có thời gian hiệu lực kéo dài nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp. Thậm chí các vi sinh vật này có thể lây lan bệnh cho sâu và tiếp tục phát triển tích lũy trong tự nhiên, góp phần hạn chế sự phát sinh tác hại của sâu bệnh trong một thời gian dài.
Việc sử dụng chế phẩm nấm ký sinh như: Beauveria, Metarhizium và nấm Trichoderma … làm tăng lượng thiên địch ký sinh, giữ gìn sự cân bằng sinh thái đồng ruộng theo hướng có lợi.
Tính kháng thuốc của sâu
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc diệt cỏ là gì? Phân loại và các nguyên tắc cần nhớ
- Các phương pháp nhân giống cây trồng hiệu quả cao hiện nay
Tính quen thuốc rồi trở lên kháng thuốc của sâu là một hiện tượng tự nhiên. Bất kỳ một loại thuốc trừ sâu nào nếu dùng liên tục thời gian dài cũng có thể làm phát sinh tính quen thuốc và kháng thuốc của sâu. Sâu kháng thuốc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc tính của loài sâu và loại thuốc.
Đối với các loại sâu đã quen thuốc hóa học, việc chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu sinh học làm hiệu quả trừ sâu tăng lên rõ rệt. Nhiều bà con ở các vùng trồng rau cũng ghi nhận điều này qua việc sử dụng các chế phẩm Bt và Avermectin phòng trừ sâu tơ.
Trên đây là cơ chế của thuốc trừ sâu sinh học, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm đặc tính của các loại thuốc thực vật này.
Tổng hợp: anongnghiep.net