Con dê là loài động vật hiền hoà, được nhiều người nông dân chọn để chăn nuôi với số lượng lớn. Tuy nhiên, cách để chọn giống, chăn nuôi dê đúng kỹ thuật cũng là một “bài toán khó” đối với người nông dân. Bài viết này sẽ phần nào giúp bạn giải quyết được “bài toán khó” để người dân thành công hơn trong việc nuôi dê.
Giới thiệu về giống loài dê
Con dê thuộc loài động vật nhai lại, chân của chúng có móng thuộc họ Bovidae. Con vật này có sau chó và có lẽ là cùng thời với cừu, là một trong sáu loại gia súc thông dụng nhất (lục súc: gà, chó, lợn, ngựa, trâu và dê). Đây là loài động vật có khả năng sinh sản cao, có thể sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như Châu Phi đến những vùng lạnh như Châu Âu, từ vùng đồng bằng đến cả vùng đối núi.
Đặc điểm của con dê
Về hình dáng, bên ngoài dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ toàn thân. Bộ lông này có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là các màu như xám, trắng, nâu, đen,… Lông của chúng có độ dài ngắn tùy loài và tùy theo các địa điểm khu vực địa lý mà chúng sinh sống. Ví dụ, những loài sống ở vùng nóng thì lông sẽ ngắn và thưa, còn những loài sống ở các vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn để giữ ấm.
Ở loài dê, các con dê đực và dê cái đều có thể có sừng hoặc không có sừng. Sừng của chúng có nhiều hình dáng (thẳng đứng, cong ngược về phía sau, uốn cong hình trôn ốc…). Tất cả các loài dê đều có râu, không phụ thuộc vào việc chúng là con đực hay con cái.
Con dê là loài động vật nhai lại nên bộ máy tiêu hoá được cấu tạo để có thể tiêu hoá được nhiều loại thức ăn khác nhau như cỏ, các loại cây cằn cỗi,… Miệng của chúng tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn khác nhau. Lưỡi có nhiều loại gai thịt là những đầu dây thần kinh khác nhau, giúp con dê phân biệt được mùi vị và ước lượng được độ cứng, mềm của từng loại thức ăn.
Các giống loài của con dê
Con dê có nhiều giống loài khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số loài phổ biến như: Dê ibex, dê núi Rocky, dê Alpine Thụy Sĩ, dê Cou Blanc, dê Cou Noir, dê Angora, dê Hà Lan, dê Saanen, dê Toggenburg, dê Beetal, dê Bắc Thảo, dê barbary, dê Brienz và dê cỏ hay dê nội.
Những khu vực phù hợp để nuôi dê
Con dê là một loài động vật dễ nuôi bởi chúng dễ thích nghi với các vị trí địa lý cũng như điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng có thể được nuôi ở các vùng đồng bằng thoáng đãng đến các vùng đồi núi hiểm trở hay các vùng có khí hậu nóng đến các vùng có khí hậu lạnh.
Tại Việt Nam, dê được nuôi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Các đàn dê của nước ta chủ yếu tập trung ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, kế đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hai vùng này chiếm đến 57,42% về tổng số lượng đàn dê và 51,16% về sản lượng của thịt dê.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên cũng có sự phân bố đáng kể về đầu đàn và sản lượng. Bên cạnh đó, vùng Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có sự phân bố thấp nhất.
Phương pháp chăn nuôi dê lấy thịt và lấy sữa
Con dê có thể được chăn nuôi theo 3 kiểu: Chăn dắt (quảng canh); Cột buộc ở các khu vực quanh nhà, đồi gò hay nuôi nhốt kết hợp với chăn thả (bán thâm canh) và nuôi nhốt cố định tại chuồng (thân canh). Tùy theo mục đích chăn nuôi và điều kiện địa lý mà người nuôi có thể áp dụng các phương thức chăn nuôi phù hợp để mang đến hiệu quả cao.
Phương pháp quảng canh
Phương thức này thường được phổ biến và sử dụng rộng rãi tại các vùng trung du và miền núi hoặc những nơi có đất đai rộng rãi, nhiều cỏ, cây… Con dê được nuôi chăn thả hoàn toàn theo bầy đàn, tự tìm kiếm và chọn lọc những loại thức ăn tự nhiên phong phú và đa dạng.
Phương thức này cho năng suất thấp nhưng giúp tiết kiệm vốn đầu tư về giống, chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc, chỉ cần thả dê sống ở trên núi đồi mà không cần tốn thực phẩm, nên vẫn mang đến hiệu quả kinh tế cao. Phương thức này thích hợp áp dụng để nuôi dê lấy thịt.
Phương thức thâm canh
Phương thức này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, mang đến nhiều lợi ích khác nhau: Không mất công sức để chăn thả, không bị lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài, rủi ro thấp. Ngoài ra, chăn nuôi con dê theo phương thức này còn giúp người chăn nuôi có nguồn phân ủ hoai mục để chăm bón thêm cho cây trồng.
Chế độ dinh dưỡng dành cho con dê
Con dê là một loài tạp, thức ăn chính của chúng chủ yếu là cỏ, lá cây,…. Bên cạnh đó, dê cũng cần được bổ sung các chất tinh bột như ngô hạt, sắn bào,… Loài động vật này không thích ăn một loại thức ăn liên tục nên trong quá trình nuôi, người chăn nuôi cần thay đổi loại thức ăn để chúng không bị chán ăn.
Một số loại thức ăn cho con dê
Với đặc tính ăn tạp nên các nguồn thức ăn của con dê khá đa dạng. Tuy nhiên, các nguồn thức ăn này vẫn phải đảm bảo đầy đủ các giá trị dinh dưỡng để chúng có thể phát triển khỏe mạnh. Một số loại thức ăn cho dê có thể kể đến như:
- Thức ăn thô xanh: Gồm tất cả các loại có cây có được gieo trồng hoặc có sẵn trong tự nhiên mà dê có thể ăn được khi còn tươi xanh như: Cỏ voi, cỏ ghinê, bình linh, so đũa, bèo, các loại rau xanh,…
- Các loại củ, quả: Loại thức ăn này có hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng lại nghèo về chất đạm, béo và ít xơ. Có thể dùng chúng làm nguyên liệu để phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh.
- Các loại phụ phế phẩm nông – công nghiệp: Một số sản phẩm của ngành công ngông nghiệp chế biến lương thực để một lượng lớn phụ phế phẩm như rỉ đường, cám bã, bã đậu nành, đậu xanh,… Đây là nguồn thức ăn rất tốt cho dê, chứa giá trị dinh dưỡng cao.
Chế độ thức ăn dành cho con dê
Đối với con dê con (1 – 14 tháng tuổi) thường sẽ được cung cấp cỏ khô 1 lần/ngày trong mùa hè và 2 lần/ngày vào mùa đông. Chúng sẽ được cho ăn 1-2 cốc cà phê ngũ cốc hỗn hợp mỗi ngày dựa theo trọng lượng của chúng (đọc kỹ thông tin sử dụng trên nhãn). Tuy nhiên, ở độ tuổi này cần khuyến khích chúng học cách tự đi tìm kiếm ăn. Khoáng chất và thảo dược cũng cần bổ sung nhưng với một lượng vừa phải.
Đối với con dê cái trưởng thành hết sữa và không mang thai thường được cho ăn cỏ khô 1 lần/ngày vào mùa hè và 2 lần/ngày vào mùa đông, và chúng sẽ tự tìm thức ăn trong đồng cỏ hầu như cả ngày. Dê cũng cần được cho ăn kèm muối nở – baking soda trong thức ăn để có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Con dê cái trưởng thành đang mang thai hoặc đang cho sữa, cần được cho ăn những loại thức ăn như được kể trên cộng thêm 2-5 cốc cà phê hạt ngũ cốc hỗn hợp mỗi ngày tùy thuộc vào trọng lượng của dê và thông tin sử dụng trên nhãn.
Con dê đực trưởng thành thường được cho ăn tất cả các loại thức ăn được nêu ở trên. Ngũ cốc cũng có thể được bổ sung vào khẩu phần ăn của chúng với một lượng nhỏ (1-2 cốc cà phê).
Phòng bệnh cho con dê khi chăn nuôi
Cũng giống như các loài gia súc khác, con dê cũng có thể mắc một số bệnh làm giảm năng suất. Mặc dù dê là loài gia súc dễ nuôi, có sức đề kháng tốt nhưng cũng cần được thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh để tăng sức đề kháng cho chúng. Bên dưới là một số cách phòng bệnh cho loài vật nuôi này.
Sử dụng hoặc tiêm vaccine phòng bệnh cho con dê
Vaccine là loại chế phẩm có tính kháng nguyên, được dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, giúp tăng sức đề kháng với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm phòng vaccine cho con dê được xem là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Chính vì thế, việc tiêm phòng vaccine cho chúng là điều cần diễn ra hàng năm.
Sử dụng thuốc kháng sinh cho con dê
Việc sử dụng kháng sinh chỉ có thể điều trị được những bệnh do vi khuẩn gây nên, không có tác dụng đối với virus. Việc sử dụng kháng sinh cho con dê cần theo chỉ định của bác sĩ thú ý, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm khuẩn không còn. Điều này nhằm đảm bảo duy trì được nồng độ tác dụng ức chế vi khuẩn của kháng sinh trong máu và tại các vùng bị nhiễm khuẩn.
Kinh nghiệm chăn nuôi con dê khỏe mạnh
Việc chăn nuôi loài dê để cho ra những con dê khỏe mạnh cần được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật. Để mang lại được hiệu quả cao trong chăn nuôi, người chăn nuôi cần nắm vững các yêu cầu trong quá trình chăn nuôi. Ngoài việc đảm bảo các chế độ ăn uống, phòng chống bệnh cho dê, bạn cũng nên biết các kinh nghiệm sau đây.
Chọn giống dê tốt
Việc chọn giống dê có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Tùy vào mục đích chăn nuôi, để lấy thịt hoặc lấy sữa mà xác định được loại dê phù hợp. Đặc điểm của một giống dê tốt là có sức khỏe tốt, không bị khuyết tật, thân và lông sạch sẽ, sáng bóng, các cơ quan sinh dục bình thường,… Một số giống dê tốt bạn có thể tham khảo: Dê Boer, dê Bách Thảo, dê cỏ,….
Cho dê tắm thường xuyên
Cho gia súc tắm sạch sẽ là một công việc ít người chăn nuôi nào thực hiện. Tuy nhiên việc tắm cho dê rất quan trọng, việc này sẽ giúp làm sạch vi trùng, ký sinh trùng và nấm gây hại cho dê. Ngoài việc giúp dê sạch sẽ, nó sẽ còn làm tăng giá trị bán ra.
Cắt móng cho dê
Việc cắt móng này thường áp dụng với các đàn dê được nuôi theo hình thức bán chăn thả hoặc nuôi nhốt hoàn toàn. Các loại gia súc ở trong chuồng sẽ nhanh mọc móng hơn.
Nếu con dê không được cắt móng và để móng dài sẽ dễ dẫn đến các điều sau: Đường đi lệch lạc, móng chưa cắt dễ bị thương và nhiễm trùng, dưới móng dài và chứa nhiều phân sẽ dễ chứa các ký sinh trùng và nấm gây bệnh, dê đực sẽ gặp khó khăn khi phối giống,…
Các món ăn được chế biến từ thịt con dê
Thịt của con dê giàu vitamin và các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất, acid amin, ít cholesterol… nên nó không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về ung thư, tim mạch, thiếu máu. Đây còn là “thần dược” dành cho các quý ông đang gặp vấn đề về sinh lý. Từ thịt dê, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và tròn vị.
Thịt của con dê có thể chế biến các món ngon đa dạng như: Thịt dê xào sả ớt, thịt dê xào lăn, thịt dê hấp, thịt dê hầm thuốc bắc, xương dê nấu măng, thịt dê nướng sa tế, lẩu dê, dê tái,… Các món ăn này đều có điểm chung là khá dễ chế biến nhưng vẫn mang đến hương thơm ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng.
Mua thịt con dê ở đâu vừa đảm bảo an toàn vừa sạch
Thịt dê hiện đang là một trong những loại thịt ngon và phổ biến tại Việt Nam. Loại thịt này hiện được nuôi tại rất nhiều vùng tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Vì thế mà việc tìm kiếm và mua loại thịt này không khó. Có thể mua thịt này tại các sạp bán thịt dê ở các chợ địa phương hoặc các siêu thị thịt.
Để đảm bảo mua được thịt ngon, bạn nên tìm hiểu kỹ những địa điểm bán thịt dê hoặc tham khảo từ những người thân quen. Khi mua bạn cũng nên chú ý lựa chọn các địa điểm bán thịt uy tín để tránh mua phải loại thịt kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và gia đình.
Kinh nghiệm mua thịt dê ngon
Thịt dê có giá trị kinh tế khá cao nên thường xuyên bị làm giả. Chính vì thế, người tiêu dùng cần phải có kiến thức cơ bản để có thể phân biệt được thịt dê chất lượng ngon và thịt dê kém chất lượng. Có thể chọn thịt dê thơm ngon bằng cách nhìn và ngửi thịt.
Khi mua thịt dê, bạn cần nhìn kỹ miếng thịt, một miếng thịt ngon sẽ có da mỏng, thịt nạc và thớ thịt mỏng. Dê tươi sống có màu đỏ hồng, thịt không chảy nước, khi sờ thì mềm đàn hồi, không dính tay. Thịt dê kém chất lượng sẽ có màu nhạt, có mùi hôi thiu, thớ dày.
Loại thịt của con dê có mùi vị rất riêng và đặc trưng. Thịt dê sống chưa chế biến sẽ có mùi khó ngửi, khi ngửi sẽ xộc thẳng vào mũi. Người mua có thể yêu cầu cắt đôi miếng thịt để ngửi bên trong của miếng thịt, nếu là thịt heo giả dê bán sẽ chỉ bôi hương vị dê bên ngoài miếng thịt nên khi cắt miếng thịt ra thì mùi sẽ không phải là mùi thịt dê.
Kết luận
Con dê không chỉ là một loài gia súc có nhiều lợi ích mà còn là một loài vật có giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập cho người nông dân. Tin rằng bài viết trên, đã giúp độc giả hiểu hơn về giống loài, các kỹ thuật chăn nuôi dê đạt hiệu quả cao và các món ngon được chế biến từ thịt của dê.