Gà ri – giống gà thuần chủng của Việt Nam được phát hiện từ lâu đời, loại gà này có màu vàng óng đặc trưng cùng với thân hình nhỏ bé. Đây cũng là loài có chất lượng thịt thơm ngon được người dân rất ưa chuộng và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn với hương vị độc đáo.
Tìm hiểu chung về gà ri
Gà ri được biết đến là giống gà nội địa kiêm dụng nuôi lấy thịt và trứng có mặt ở nhiều vùng của nước ta, ngoài tên gọi trên, chúng còn được các tỉnh phía Nam đặt cho tên gọi là gà ta vàng. Giống gà này có đặc điểm là dễ sinh sống trong các môi trường và khả năng sinh đẻ nhanh mang lại giá trị lợi ích cao trong cuộc sống.
Gà ri đã được các nhà sử học nghiên cứu và phát hiện chúng đã được chăn nuôi ở nước ta cách đây hơn 3000 năm tại Tam Đảo, Hòa Bình. Vào thời điểm trước đây, do chưa có đầy đủ điều kiện chăm sóc với công nghệ hiện đại và nguồn thức ăn cũng khan hiếm nên gà thường có trọng lượng nhẹ với thân hình rất thấp bé.
Qua nhiều năm đúc kết và tích lũy kinh nghiệm mà ông bà ta đã lai tạo ra ra nhiều giống mới như: Gà Đông Tảo, Gà Ác, Gà Tre,… Thế nhưng gà ri vẫn là loại gà được bà con nông dân ưa chuộng và yêu thích hơn cả. Giống loài này cũng được chế biến thành nhiều món ăn với hương vị độc đáo cùng các sớ thịt săn chắc, dai ngon.
Kỹ thuật chăm sóc và chăn nuôi gà ri đúng cách tại nhà
Trong giai đoạn đầu khi gà ri còn nhỏ, khoảng 0 – 5 tuần tuổi, đây là giai đoạn nhạy cảm, những chú gà non nớt dễ bị tác động tổn thương bởi môi trường xung quanh. Vì thế, bạn nên sưởi ấm gà bằng cách cho vào chuồng và bổ sung vừa đủ hàm lượng thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng: Canxi, photpho để gà tiêu hóa dễ hơn.
Giai đoạn trưởng thành từ 5 – 13 tuần tuổi lúc này gà có biểu hiện cứng cáp hơn, bạn có thể thả cho gà chạy tự do trong vườn từ 4 – 5 tiếng. Đặt thêm các khay uống nước và máng ăn xung quanh vườn để dạy cho gà ri học cách tự tìm thức ăn và nước uống để sinh tồn.
Chú ý đến việc tiêm phòng đầy đủ và kịp thời cho gà ri để ngăn ngừa các bệnh dịch có thể gây nguy hiểm cho gia cầm, lên kế hoạch vệ sinh chuồng trại theo định kỳ mỗi tuần 1 – 2 lần để phòng mầm bệnh, vi khuẩn lây lan. Để đảm bảo chất lượng bạn nên nuôi từ 40 – 50 con, thả rông có kiểm soát để tránh trường hợp bị thất lạc.
Cho ăn thức ăn gì để vật nuôi khỏe mạnh và lớn nhanh?
Hầu hết ở các loài động vật, vào từng giai đoạn khác nhau sẽ có những thức ăn khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Gà ri sẽ lớn nhanh và cho năng suất cao nếu bạn biết cách chăm sóc và cho ăn uống hợp lý, chúng sẽ săn chắc và có kích thước to hơn các con gà cùng loại khi không có chế độ ăn uống khoa học.
Đối với giống gà mới nở thì cho ăn gì?
Khi mới nở, gà ri rất yếu nên không cho ăn liền mà đợi khoảng 2 ngày sau mới tập cho ăn vì trong bụng gà con chứa túi trứng noãn hoàng có khả năng nuôi sống chúng trong 3 ngày đầu. Nếu cho ăn sớm sẽ khiến gà con mắc bệnh khó tiêu, 2 ngày đầu bạn cho uống nước, đến ngày thứ 3 tập cho ăn: Tấm, gạo, mẻ để gà dễ tiêu hóa hơn.
Gà ri ở tuần thứ 20 nên cho ăn như thế nào?
Ở giai đoạn này, gà ri sẽ được cho ăn thức ăn với khẩu phần ăn của gà đẻ, lượng thức ăn đạt ở khoảng 120g một ngày. Thức ăn dùng cho loài gà tốt nhất ở giai đoạn này là những loại hỗn hợp Con Cò C24 hay cám đậm đặc Con cò 210 hoặc C21 của công ty gia súc nổi tiếng và uy tín mang thương hiệu Con Cò.
Thức ăn dành cho gà ri đẻ trên 40 tuần tuổi
Chúng ta chuẩn bị thành phần thức ăn là cám Con Cò C210 pha trộn theo công thức cứ 100kg cám hỗn hợp sẽ cho trộn với 33% cám Con Cò C21 cùng 0,27% ngô và 40% gạo. Cách pha trộn phức tạp nhưng nó mang lại hiệu quả cao với nguồn dinh dưỡng dồi dào mà gà ri cần thiết, hãy thực hiện đúng tỷ lệ để đạt hiệu quả tối ưu nhé!
Khi cho ăn, bạn đổ thức ăn hoặc cám rải đều khắp máng, đảo thức ăn 2 – 3 lần một ngày để đảm bảo thức ăn được phân bố đều trong máng để kích thích gà ăn nhiều hơn. Cho gà ri ăn đều đặn 2 lần một ngày với tỉ lệ là 75% thức ăn vào buổi sáng và 25% thức ăn vào buổi chiều, có thể bổ sung chất xơ, tăng lượng rau xanh, thóc ngâm.
Phân biệt gà ri với các loài gà khác có dễ không?
Tuy có rất nhiều giống khác nhau nhưng gà ri lại mang những đặc điểm riêng giúp ta dễ dàng phân biệt và lựa chọn khi quyết định mua. Loại gà khác nhau sẽ có nguồn gốc, kích thước, màu sắc khác nhau và chất lượng thịt mang đến cũng khác biệt, cùng tham khảo để có thêm những hiểu biết về loại gà này nhé!
Gà ri mái thường có bộ lông màu vàng giống màu của sợi rơm hoặc vàng đất, nâu nhạt với những đốm đen ở đuôi, đầu, cánh và cổ. Đối với con trống, chúng có bộ lông màu đỏ thẫm cùng màu đen ánh xanh ở đuôi và cánh, gà trống có mào gà màu đỏ tươi phía trên là hàng răng cưa, mỏ và chân gà có màu vàng khá nhạt.
Gà ri thường có vóc dáng thấp bé, đôi chân có hàng vảy màu vàng đôi khi có màu đỏ tươi xen lẫn, tích và dái tai của gà trống có màu đỏ đôi khi xen lẫn ánh bạc. Gà mái một năm tuổi thường có cân nặng từ 1,2 – 1,5kg, gà trống nặng hơn với khối lượng từ 1,5 – 2,2kg với chất lượng thịt siêu ngon, màu trắng với sợi cơ nhỏ và mịn.
Giống gà ri có lông mọc nhiều và khá nhanh, phát dục rất sớm cho thịt với trứng thơm ngon hơn những loại gà khác. Ưu điểm nổi bật mà người dân rất thích ở gà là chúng dễ nuôi và dễ sinh sản ở khí hậu nhiệt đới gió mùa, thế nên giống gà này thường phân bố rộng khắp cả nước, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu.
Các loại bệnh mà gà ri thường mắc phải là gì?
Gà ri đang có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây, nó được yêu thích bởi khả năng tăng trưởng cao và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các căn bệnh mà giống gà này thường mắc phải đang là vấn đề nan giải khiến người dân lo lắng, cùng tham khảo để biết cách xử lý các loại bệnh này nhé!
Bệnh mổ cắn – Căn bệnh thường thấy ở gia cầm
Loại bệnh này thường xuất hiện ở những con gà ri mới đẻ với những biểu hiện như: Mổ cắn đứt lông, mổ cắn hậu môn,… Dẫn tới niêm mạc của gà bị lòi ra ngoài và dạ con bị dãn do xuất hiện 1 phần ruột đỏ, lý do dễ nhận biết là gà thường bị kích thích bởi màu đỏ nên sẽ bị các con khác mổ.
Nguyên nhân là do hàm lượng thức ăn có chứa nhiều ngô, bị đói lâu ngày hoặc do tác động của ký sinh trùng như: Rận, mạt,… Cách phòng chống là thường xuyên chuẩn chỉnh chuồng trại hay chữa trị bằng thuốc Anti Moca do thuốc có tác dụng cân bằng dinh dưỡng và bổ sung dưỡng chất hay Damong Spray giúp mau liền sẹo.
Newcastle – sự nguy hiểm khôn lường đối với vật nuôi
Newcastle là căn bệnh phổ biến thường thấy ở gà ri, thời gian phát bệnh rất nhanh có thể khiến gà chết trong vòng 25 – 48 tiếng, triệu chứng của bệnh là: bỏ ăn, sốt cao, khó thở,… Bệnh kéo dài da gà sẽ chuyển sang màu tím tái, tiêu chảy và xuất huyết trong, khi phát hiện nên đưa đến bác sĩ thú y gần nhất để kịp thời chữa trị.
Bệnh đậu gà – căn bệnh phổ biến thường mắc phải
Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, gà ri sẽ có các triệu chứng như: khó thở, tiếng khò khè kéo dài,… theo thời gian mào gà xuất hiện màu tím và chết một cách đột ngột. Để điều trị, hãy bóc vảy nốt mụn sau đó rửa bằng nước muối loãng hoặc bôi thuốc sát trùng, phun thuốc sát trùng tại chuồng trại để diệt mầm bệnh.
Phòng bệnh hiệu quả khi chăn nuôi gà ri tại nhà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói dân gian nhưng rất thực tế khi áp dụng vào trong chăn nuôi vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được phần lớn thời gian và tiền bạc. Hãy cùng tham khảo các biện pháp phòng bệnh cho gà ri đơn giản và hiệu quả tại nhà này ngay nhé!
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ cũng là cách phòng bệnh hiệu quả vì để đàn gà ri phát triển tốt nhất thì khâu vệ sinh chiếm vai trò rất quan trọng. Mọi người hãy dọn dẹp chuồng, vệ sinh máng ăn, khay uống nước và đèn sưởi, đặc biệt thức ăn hằng ngày cũng phải đảm bảo vệ sinh vì nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ là việc rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, tuy gà ri có kích thước nhỏ nhưng chất lượng thịt lại cao hơn so với hầu hết các giống khác. Đây là đặc điểm khiến người tiêu dùng quan tâm tới giống gà này nhiều hơn và việc thúc đẩy mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển.
Những lưu ý khi chăm sóc gà ri mang lại hiệu quả cao
Với người dùng mô hình nuôi nhốt, không cần phải đầu tư chuồng trại quá nhiều tuy nhiên vẫn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thiết kế nơi ở cho chúng phải thoáng mát, khô ráo nhất là vào mùa hè nóng bức. Nếu sống trong môi trường oi bức, ẩm thấp gà ri sẽ dễ mắc bệnh, ngoài ra cần phải che chắn mưa gió cho chúng về mùa lạnh.
Gà này có đặc điểm là thường ngủ ở những nơi cao nên khi thiết kế chuồng cần có những cành đậu cho chúng, bạn cũng có thể cho những cành cây vào chuồng để gà đậu lên. Ngoài ra, cần có không gian vườn rộng để gà được chăn nuôi ngoài tự nhiên vì gà thả vườn rất được ưa thích trên thị trường bởi thịt săn chắc và dai ngon.
Lời kết
Bài viết trên là những kinh nghiệm chia sẻ về các phương pháp chăm sóc và nuôi gà ri hiệu quả giúp gà mau lớn và cho năng suất cao hơn tại nhà. Thực chất, việc nuôi giống gà này không khó nên mọi người chịu khó đầu tư và tìm hiểu là có thể có được những con gà dai ngon chắc thịt rồi nhé!