Vịt là một giống loài được biến đến rất phổ biến trên thế giới hiện nay với nhiều lợi ích tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Với mục đích chính là nuôi để lấy thịt nên con người ta sẽ có vô vàn cách chọn sao cho hợp lý và ngon nhất. Từ các kinh nghiệm mà người dân lưu truyền, thông qua hình dạng, đặc điểm và tập tính cũng có thể chọn được nhiều con có thịt săn chắc.
Giới thiệu về giống loài vịt tại Việt Nam
Vịt là loài gia cầm không còn xa lạ với mỗi người chúng ta, chúng được nuôi lâu đời và phổ biến bậc nhất ở đất nước Việt Nam ta. Chúng có nguồn gốc lâu đời là loài chim, đã dần hoàn thiện mình và tiến hóa để thích nghi với môi trường sống bơi lội trên mặt nước hay lặn xuống mặt hồ kiếm ăn.
Vịt hiện nay có kích thước tầm cỡ khá lớn, ở độ tuổi trưởng thành chúng có thể dài 65cm và nặng 4kg, chúng có tập tính đi theo đàn cùng bầy đàn của mình kiếm ăn khá giỏi. Ngoài ra chúng dễ nuôi, ít bệnh tật, có thể chăn nuôi trên những bãi đồng lớn, hay các vùng sông nước.
Ngoài việc có giá trị về kinh tế làm thực phẩm cho người tiêu dùng, vịt còn được săn đón trong các môn thể thao giải trí hay được nuôi nhốt như loài chim cảnh ở một số gia đình, trong sở thú. Để biết thêm nhiều điều thú vị về vịt và cách chăn nuôi vịt bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.
Cách phân biệt các loài vịt phổ biến
Các giống loài vịt ở nước ta khá đa dạng, chúng được nuôi với nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Chúng được đại đa số người dùng ưa chuộng bởi độ thơm ngon và có thể chế biến đa dạng của chúng. Vậy bạn đã biết phân biệt các loại phổ biến ở nước ta chưa? Cùng mình đọc, tìm hiểu về chúng nhé.
Vịt xiêm – loài chiếm ưu thế trong lòng người tiêu dùng
Vịt xiêm hay còn được gọi là ngan, là loài vật khá gần gũi và thân thuộc với chúng ta, chúng được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng vì vốn có nguồn gốc vùng khí hậu nhiệt đới. Thường có 3 màu dễ nhận biết như màu trắng, màu loang trắng đen hoặc màu đen, khi trưởng thành chúng có kích cỡ tầm 1,8 – 2,2kg ở mái và 3 – 3,5kg ở con đực.
Vịt cỏ, tàu là loài đặc trưng ở khu vực miền Nam
Giống này có kích thước khá nhỏ nhắn, là một giống vịt địa phương chúng được nhiều người yêu thích nhờ chất lượng thịt thơm ngọt và chiếm lượng mỡ ít. Chúng có nhiều màu lông đặc trưng khác nhau như màu xám hồng, xám đá, trắng, cánh sẻ,…và giống này có trọng lượng trung bình 1,4 – 1,7kg.
Vịt Bầu Bến Bầu Quỳ là giống nội được đánh giá cao
Giống vịt này thu hút người tiêu dùng bởi chất lượng thịt vô cùng thơm ngon của nó, thịt chúng có mùi thơm rất đặc trưng và có độ dai nhất định không bị bể thịt như các giống khác. Màu lông chủ yếu của chúng là màu cánh sẻ, hay các màu như xám , đen, trắng tuyền. Loài này có kích cỡ từ 2 – 2,5kg với độ ngọt nhờ có chứa axit amin glutamic khá cao.
Vịt siêu thịt Super meat
Loài này có bộ lông trắng muốt, mang trọng lượng rất lớn so với các loài khác, chúng có trọng lượng lên đến 3 – 4kg . Mặc dù cho năng suất lớn gấp 3 lần so với giống khác nhưng chất lượng không ngon bằng.
Các kỹ thuật chăn nuôi vịt lấy thịt
Muốn thịt vịt ngon, chất lượng và mang lại năng suất cao chúng ta cần biết cách chăn nuôi đúng kỹ thuật để có thể tối ưu hóa giá trị mà nó mang lại. Các giống phát triển khá nhanh chóng nên khi áp dụng đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Chọn giống vịt có năng suất thịt cao
Bước đầu tiên vô cùng quan trọng ở khâu chọn giống, vịt nuôi thịt cần đảm bảo về tầm vóc, chúng cần có khả năng tăng trưởng mạnh và đạt trọng lượng cao. Khi chọn giống, bà con nên chọn những con khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn và không bị dị tật. Các giống được ưu tiên lấy thịt như Super meat, Szarvas, Bắc Kinh,…
Các tiêu chí về chuồng trại
Tiếp theo là khâu chuồng trại, nên chọn khu xa dân cư như các ao hồ, kênh rạch hay có thể nuôi nhốt trên sàn để hạn chế dịch bên cùng với giảm tác động gây ô nhiễm nguồn nước. Nền chuồng nên để góc nghiêng để dễ dàng vệ sinh chuồng trại và có khu thả rông thịt rộng rãi để vịt đi lại thoải mái giúp thịt dẻo dai, thơm ngon hơn.
Ngoài ra, cần nên có các vật dụng như bạc, rèm che để che chắn đảm bảo an toàn cho vịt những ngày nắng gắt hay mưa bã. Mọi thứ cần được cố định chắc chắn để ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.
Úm con giống thông qua lồng úm
Để vịt con quen dần với nhiệt độ môi trường và muốn phát triển nhanh chóng thì mọi người cần phải thiết kế lồng úm và nuôi trong 2 tuần đầu tiên. Bên trong lồng úm cần phải đảm bảo các yếu tố như mật độ đủ hợp lý, nhiệt độ và thời gian chiếu sáng phù hợp cho sự sinh trưởng của vịt.
Ngoài ra lồng úm còn tăng tỷ lệ sống sót của vịt, cá thể con sẽ dễ bị chết khi không được úm. Không những vậy lồng úm còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi, khi còn nhỏ thì vật nuôi dễ bị các vi khuẩn, virus có hại xâm hại đến cơ thể khiến chậm lớn, khó nuôi,…
Các kỹ thuật chăn nuôi lấy thịt và lấy trứng
Vấn đề sản lượng trứng là vấn đề bậc nhất mà người nuôi vịt đặt ra nhằm mục đích sinh lợi. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều kỹ thuật nuôi lấy trứng tốt đã được các chuyên gia thông qua, dưới đây chính là những tiêu chí để đẻ được nhiều trứng.
Chọn giống có sản lượng trứng nhiều
Chọn giống là khâu quan trọng để quyết định mục tiêu của mọi người là siêu thịt hay siêu trứng. Đối với siêu trứng ta nên chọn những con vịt lông bông xốp và nên chọn vịt trong giai đoạn sinh sản lúc 21 tuần tuổi, ở thời điểm này những con không đạt tiêu chuẩn, bị bệnh sẽ rất ít
Ta nên chọn những con vịt có ngoại hình đẹp, mắt sáng và nhanh nhẹ và chuyển những con này vào giai đoạn để ấp ứng dưới điều kiện thích hợp thì có thể đạt được lượng đầu ra mong muốn.
Tiêu chí về chuồng trại và ao hồ
Chuồng nuôi thì không cần quá cầu kỳ có rất nhiều kiểu chuồng mà được rất nhiều người sử dụng thuận lợi cho việc sinh sản của vịt nhằm đem lại sản lượng trứng nhiều như là chuồng – sân – ao, chuồng sàn trên sân ao. Yêu cầu lớn nhất đối với chuồng nuôi là nền khô ráo, không có chuột và các loài bò sát khác phá ổ trứng, và tránh được mưa nắng.
Ổ đẻ được để sát vách của chuồng, được làm phía trong chuồng vịt để khi từ ao lên đến ổ đẻ thì chân đã khô và điều đó sẽ không làm dơ ổ trứng dẫn đến trứng không đạt chất lượng.
Nếu làm chuồng sàn cho vịt trên ao, ta nên lót sản ở chỗ đặt ổ đẻ bằng các vật liệu như tấm cót rồi mới để ổ đẻ lên để cho việc ngăn rơm và trứng rơi xuống ao. Ao đẻ nên có độ sâu từ 1m trở lên, nước phải thay sạch để đảm bảo tỷ lệ phôi, các cầu ao không quá trơn trượt tránh việc đập vỡ buồng trứng.
Những lưu ý khi nuôi để lấy trứng
Nhiệt độ và độ ẩm phải phù hợp với đàn vịt, không được để chuồng trại và nơi nuôi quá ẩm dẫn đến việc hư hỏng trứng. Cần có đủ lượng nước uống cho chúng đẻ, nhu cầu uống nước hằng ngày bằng 3-4 lần lượng thức ăn nên trước khi vịt xuống ao phải cho vật nuôi uống no nước ngọt tránh trường hợp uống quá nhiều nước ao bẩn, chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
Cách thu gom và bảo quản trứng cũng không kém phần quan trọng, vịt thường đẻ vào lúc 2-4 giờ sáng và có thể muộn nhất vào 8-9 giờ nên ta có thể chia làm nhiều lần nhặt để đem lại nhiều trứng nhất. Sau khi nhặt trứng xong, ngay lập tức mang trứng đi bảo quản, những trứng bị bẩn có thể lau bằng các dung dịch có chứa chlorine, tuyệt đối không được rửa bằng nước có nguy cơ dẫn đến hỏng trứng.
Thực phẩm cho quá trình nuôi
Đối với những vật nuôi thì sức khỏe đường ruột là vấn đề đặc biệt quan trọng, một hệ vi sinh đường ruột tốt giúp vật nuôi chống lại được các loại vi khuẩn có hại và ngăn ngừa các loại bệnh không mong muốn. Vậy nên cần có chế độ dinh dưỡng ăn hợp lý và tốt nhất cho đàn vịt.
Các thực phẩm tốt, dễ tìm cho vịt chính là bã đậu, các loại rau và thóc, không những thế, có thể pha trộn các loại này với các loại cám để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi phát triển tốt.
Phòng bệnh cho vịt
Không được để trong máng có thức ăn thừa và thường xuyên vệ sinh lại máng ăn để tránh vi khuẩn có hại cho vịt. Những loại thực phẩm bị ẩm mốc, chứa nhiều vi khuẩn tuyệt đối không được cho vật nuôi ăn vì có thể dẫn đến các bệnh không mong muốn. Thường xuyên tiêm các loại vacxin ngăn ngừa các loại bệnh dịch cúm để vật nuôi luôn khỏe mạnh
Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chuồng trại đạt tiêu chuẩn có thể ngăn chặn được các loại bệnh cho vịt. Thường xuyên sát khuẩn, vệ sinh chuồng trại để môi trường sống của vật nuôi luôn được đảm bảo là sạch sẽ. Nước uống của vật nuôi phải là nước sạch, không để chúng uống các nguồn nước bị ô nhiễm.
Những kinh nghiệm quý báu để chăn nuôi hiệu quả
Vịt đực có tốc độ tăng trưởng cơ thể nhanh hơn nhiều lần so với con cái, do vậy khi ta nuôi lấy thịt thì nên chọn đực để nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cần phải có mật độ nuôi phù hợp với không gian nuôi để giúp cho sự phát triển của vịt.
Không nên sử dụng nhiều quá nhiều muối trong thức ăn của vịt sẽ bị ngộ độc dẫn đến việc năng suất không đạt kỳ vọng đầu ra. Nếu có các ao nuôi thì mọi người cũng có thể cho chúng tắm từ 5-10 phút sau đó lùa vô lại để tránh bị cảm lạnh.
Ta có thể tận dụng những thực phẩm như rau, bã đậu,… điều này để hạn chế những chi phí nuôi nhằm thực hiện cho các công việc khác. Tiêm vacxin cho vịt theo định kỳ theo tư vấn của các chuyên gia.
Kết luận
Vịt là một loài vật quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, nó đã được nuôi một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Với từng mục đích riêng mà ta có thể có những cách nuôi khác nhau, bài viết trên đã cung cấp các thông tin và giải thích tất các kỹ thuật nuôi để lấy trứng và thịt sao cho năng suất cao.