Phân Kali là nguồn cung cấp dưỡng chất bổ sung cho cây trồng không thể thiếu. Tuy Kali không phải là thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật nhưng nó thuộc nhóm nguyên tố đa lượng cần thiết để cây phát triển trong đoạn trưởng thành và ra hoa, kết trái. Kali xuất hiện nhiều trong đất phù sa được bồi đắp ngoài ra còn có trong nước ngầm, nước tưới. Nếu đất xám đất thịt nhẹ, nghèo Kali cần kịp thời bón phân để bổ sung Kali cho cây trồng.
Phân Kali là gì?
Phân Kali là nhóm phân bón dễ hòa tan trong nước, được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng Kali cho cây. Loại phân này sẽ cung cấp nguyên tố Kali dưới dạng ion K+ và có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60-70%).
Khác với phân đạm và lân, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Kali trong hạt thấp hơn tỷ lệ trong thân và lá. Độ dinh dưỡng của phân Kali được xếp hạng dựa vào tỷ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
Trong thân lá lúa, tỷ lệ K2O được xác định là thường nằm trong khoảng 0.60 – 1.50%. Ở hạt gạo tỷ lệ này thường dao động trong mức 0.30 – 0.45% còn với cây thuốc lá tỷ lệ K20 đặc biệt cao, có thể lên đến 4.5 – 5.0% theo chất khô.
Những loại phân bón Kali có trên thị trường
Sau khi hiểu được Kali là gì phần tiếp theo sẽ cùng xem xét từng loại phân bón Kali có đặc điểm gì, nên dùng như thế nào. Vì thực tế có rất nhiều cách để bón Kali cho cây trồng và không phải loại phân nào cũng phù hợp với giống cây.
Phân Kali Clorua (KCl) hay phân MOP
Đây là loại phân Kali rất phổ biến nhất mà bạn có thể tìm kiếm trên thị trường. Mức giá phải chăng lại còn có ưu điểm là phù hợp rất nhiều loại đất khác nhau. Hàm lượng Kali nguyên chất trong phân MOP thường là 50 – 60%.
- Phân Kali này có dạng bột màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng, dễ thấy hình dạng kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt
- Đây là loại phân chua sinh lý, dễ kết dính khi ẩm gây khó sử dụng
- Độ hòa tan tốt nên khi bón cho cây rất nhanh hấp thu và chuyển hóa
- Cách dùng: Nên dùng để bón thúc hoặc nón lót tuy nhiên chỉ nên bóng thích hợp bón cho cho các loại cây như cây dừa, cây lấy tinh bột (ngô, lúa mì), cây lấy dầu, tuyệt đối không bón phân này cho các loại cây hương liệu, chè, cà phê…
Phân bón Kali Sunphat (K2SO4) hay phân SOP
Hàm lượng Kali nguyên chất có trong loại phân này là 45-50% ngoài ra có đến 18% là lưu huỳnh được thêm vào.
- Dạng tinh thể nhỏ, mịn có màu trắng đẹp mắt
- Dễ tan trong nước, nhưng đặt trong môi trường tự nhiên ít hút ẩm
- Thuộc loại phân chua sinh lý, bón liên tục thời gian dài sẽ làm tăng độ chua của đất.
- Sử dụng: Phân Kali Sulphate nhìn chung là giá thành đắt hơn Kali Clorua. Thông thường chỉ những cây trồng có giá trị kinh tế cao, cần bón phân để bổ sung Kali vào giai đoạn trước khi thu hoạch mới bón loại này.
Phân bón Kali Magie Sunfat
Đây là loại phân bón Kali có hàm lượng K2O không quá cao thường từ 20 – 30%. Ngoài ra hai thành phần quan trọng của phân Kali này là MgO (5 – 7%) và S (16 -22%.
- Có dạng tiêu chuẩn và dạng hạt, phân này sễ không chứa clo và muối
- Một loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cho cây ba nguyên tố cần thiết là Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magiê
- Khá an toàn cho đất vì không làm thay đổi pH của đất canh tác
- Sử dụng: Phân Kali Magie Sunfat Phân này được khuyến nghị là sẽ sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo và đất bạc màu.
Tro bếp
Sau khi đốt cháy rơm rạ ngũ cốc, củi hoặc cây nhỏ phơi khô có thể dùng tro than cày vùi sâu xuống đất. Tro rơm rạ, trấu, ngô, lá tre, lá mía có thể dùng như một loại phân Kali dù hàm lượng không cao. Tốt hơn hết hãy dùng tro của các loại cây lấy sợi như đay, bong, cây họ cau dừa (lá dứa, lá cau, lá cọ) thì tỉ lệ Kali sẽ cao hơn.
Công dụng tuyệt vời của phân Kali với cây trồng
Như bạn đã biết, Kali là thành phần không thể thiếu nếu muốn cây trồng phát triển và sinh trưởng ổn định. Sau đây là những công dụng nổi bật có thể thấy được khi sử dụng đúng liều lượng phân Kali cần thiết cho cây:
- Giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây trồng thông qua việc hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và tham gia vào quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng.
- Nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein, vì thế bón phân Kali làm giảm tác hại của việc bón phân nhiều đạm
- Tăng khả năng chống hạn cho cây trồng đồng thời hỗ trợ cây giữ nước tốt hơn bằng cách tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương trong cây trồng.
- Điều tiết các hoạt động sống của cây cũng nhờ vào đặc tính hóa keo, hóa lý của tế bào.
- Tham gia vào các quá trình quan trọng quyết định chất lượng mùa màng như: tổng hợp đường, tinh bột, protein và không vắng mặt trong quá trình quang hợp giúp tăng năng suất cây trồng.
- Cung cấp đủ Kali cho cây là cách tăng khả năng hấp thụ nước cũng như chất dinh dưỡng của phần rễ cây.
- Nhờ năng lực thẩm thấu của tế bào, ba con đặc biệt chú ý bón Kali vào mùa đông để giúp tăng cường sức chịu rét và chống chọi thời tiết khắc nghiệt.
- Không chỉ chống lại giá rét mà bón phân Kali còn giúp tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng trước điều kiện xấu như hạn, rét, úng, sâu bệnh,…
Kỹ thuật bón phân cực hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng
Xác định cách bón phân Kali hiệu quả cần xem xét điều kiện và nhiều yếu tố từ loại giống cây trồng, đặc điểm của đất cho đến đặc điểm của cây trồng như thời kỳ sinh trưởng, mức độ canh tác… Ngoài ra cũng phải chú ý lượng K và đặc tính hút K/ngày của cây trồng đó. Những kỹ thuật bón phân bổ sung Kali cho cây cơ bản mà bạn nên biết bao gồm:
Về giống cây trồng:
- Bón phân với nồng độ Kali cao cho những loại cây mẫn cảm với Clo (Ví dụ như cây họ đậu, khoai tây,..)
- Bón phân Kali với lượng cao hơn cây trồng khác đối với nhóm cây lấy sợi như: bông lanh, đay…
- Cây lấy hạt và đồng cỏ chỉ nên bón phân Kali có nồng độ chất Kali ở mức trung bình.
- Cây lấy củ như củ cải, củ cải đường,… nên ưu tiên loại phân bón Kali có chứa nitrat.
Về thời kỳ sinh trưởng ở cây trồng
Nhu cầu Kali của cây luôn thường trực trong suốt mùa vụ nhưng sẽ đặc biệt tăng cao vào thời kỳ tăng trưởng. Thời gian cây trồng ra hoa, kết trái là lúc cần bổ sung Kali nhiều hơn nhưng vẫn phải chú ý lượng phân bón để không dư thừa.
Về các yếu tố khác
Khi bón tăng đạm thì cần bón tăng Kali, đây là một quy tắc vô cùng quan trọng bởi hai chất này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bạn muốn tăng hiệu quả của chất Kali đối với cây cũng cần tăng các vi chất P, S, Zn.
Có nên trộn phân Kali với các loại phân khác?
Vấn đề có nên trộn phân bón Kali với các loại phân khác hay không là câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm. Thực chất các loại phân Kali phổ biến trên thị trường còn được pha trộn rất nhiều thành phần khác, không phải là phân nguyên chất 100% Kali. Bạn có thể tham khảo thêm các công thức pha trộn Kali với Đạm và Lân để tạo nên loại phân cung cấp 3 nguyên tố đa lượng cần thiết là NPK.
Dấu hiệu nhận biết cây thiếu Kali
- Lá già xuất hiện những vệt cháy màu nâu đen dần dần từ chóp lá sau đó dọc 2 bên rìa lá. Cuối cùng, các vết cháy sẽ lan dọc thành sọc dọc hai bên gần chính và kết quả là lá già rụng sớm. Nếu thiếu trầm trọng Kali thậm chí còn làm quả rụng nhiều, cành mảnh khảnh dễ bị khô và chết.
- Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, phần thân yếu nên dễ bị đổ ngã bởi các tác nhân môi trường.
- Khả năng chống chịu trước sâu bệnh kém, không thể chống lại thời tiết bất thường.
- Dễ dàng phát hiện tình trạng lá hẹp ngắn, dễ héo rũ và khô, đôi lúc còn xuất hiện các chấm đỏ.
- Đối với giai đoạn hạt giống, thiếu phân Kali làm giảm sức sống và tỷ lệ nảy mầm.
- Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, khó khăn trong quá trình hấp thụ ngoài ra còn gây suy yếu hoạt động của các men.
Các lưu ý khi bón phân Kali
- Bón phân Kali lâu năm đất sẽ dễ bị chua bởi các ion K+, Cl-, SO4- được giải phóng khi bón phân, chúng sẽ kết hợp với ion H+, H- đồng thời khí phản ứng giữa khí CO2 và nước trong đất tạo thành các acid và làm chua đất canh tác.
- Không sử dụng phân Kali Clorua cho đất mặn chúng đã có sẵn rất nhiều Clo, cũng không nên dùng với các loại cây không ưa Clo như thuốc lá, chè, cà phê,…
- Các loại phân bón Kali được khuyên dùng cho cả trong giai đoạn bón lót và bón thúc nên có thể sử dụng linh hoạt.
- Tìm hiểu rõ đặc điểm, tính chất loại đất trồng của mình để xác định đúng hàm lượng Kali cần sử dụng. Nếu để thiếu Kali khiến lá dễ héo rũ, khô rụng và cây cũng chậm phát triển, nông sản kém chất lượng.
- Bón phân Kali quá nhiều sẽ gây teo rễ do sự mất cân bằng natri, magiê trong đất. Trong trường hợp đó, cách xử lý là bón bổ sung các nguyên tố vi lượng để cân bằng lại.
Lời kết
Vừa rồi là những thông tin cơ bản về phân Kali bao gồm phân loại, công dụng và cả kỹ thuật bón phân mà bạn nên ghi nhớ. Khi chăm sóc cây trồng có rất nhiều yếu tố phải chú ý, trong đó có việc theo dõi biểu hiện của cây để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu thừa hay thiếu Kali. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để việc bón phân Kali cho cây không còn khó khăn.