Rệp sáp mang rất nhiều mối nguy cơ tổn thất kinh tế lớn cho nhà nông Việt Nam. Chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái, cây công nghiệp, cây ăn trái có múi,… Do đó, người ta luôn cố gắng tìm cách để triệt tiêu hoàn toàn, trả lại một đồng áng xanh, một vườn cà phê um tùm,…
Rệp sáp là con gì?
Rệp sáp hay còn được gọi với cái tên theo khoa học là Planococcus citri và nó thuộc họ Pseudococcidae. Thường bắt gặp loại rệp này xuất hiện ở các loại cây, nhà ở, đồng ruộng,…
Chúng gây thiệt hại rất lớn đối với nền nông nghiệp của nước ta. Loài rệp này có nguồn gốc từ Châu Á, bắt đầu sinh sôi, nảy nở, lây sang nhiều nước trên thế giới. Khi trưởng thành thì chúng có hình dạng thân là hình bầu dục, độ dài thân khoảng 2,5 – 5mm và chiều rộng khoảng 2 – 3mm, đặc biệt đây là loài côn trùng không cánh.
Rệp sáp cái
Giống cái thì sẽ có màu hồng và xung quanh thân sẽ có lớp phấn sáp màu trắng phủ lên. Quá trình sinh trưởng của rệp cái là 115 ngày, tính từ thời điểm ở hình hài trứng cho đến ấu trùng và trưởng thành. Vòng đời của nó cũng ngắn hơn so với các loại côn trùng phổ biến khác hiện nay, như sâu bướm, ốc sên, ruồi,…
Rệp sáp đực
Rệp đực có kích thước nhỏ hơn rệp cái, thân mang màu xám nhạt. Đối với giống đực thì thời gian sinh trưởng và chu trình sống của chúng chỉ vỏn vẹn trong 27 ngày.
Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu khảo sát nhìn chung, vẫn có trường hợp ngoại lệ diễn ra. Khi phát hiện có một số ít con đực có tuổi đời gấp nhiều con cái, tức là hơn 200 – 300 ngày, sinh trưởng, phát triển và tồn tại.
Khả năng sinh sản và thời điểm sinh sản
Đối với loài rệp sáp thì chúng sinh trưởng rất nhanh, độ nhạy bén trong sinh sản cao. Theo các nhà nghiên cứu thì trung bình mỗi lần đẻ của chúng rơi vào khoảng 200 – 250 trứng. Khi vào mùa hè là một khoảng thời gian rất thuận lợi cho việc ghép đôi, sinh sản, tỷ lệ nở trứng lên đến 90%.
Nguyên nhân xuất hiện rệp sáp
Rệp sáp xuất hiện ở rất nhiều nơi mà đặc biệt là chúng thường ký sinh trên những loại cây ăn quả và những loài cây công nghiệp khác như: cao su, cà phê, quýt, cam,… Những nơi rệp đi qua cây lá đều bị hút sạch hết các chất dinh dưỡng nuôi cây và nuôi quả, trở nên héo úa, lụi tàn.
Rệp thường sống cộng sinh với loài kiến, việc cộng sinh như vậy tạo ra rất nhiều thuận lợi cho cả hai loài, tồn tại và phát triển. Việc cộng sinh diễn ra bằng cách nơi nào có sự xuất hiện của kiến, hiển nhiên sẽ có sự đồng hành của rệp. Cả hai loài cùng nhau gắn bó và tìm kiếm thức ăn cho mục đích sinh tồn.
Do đó, vào mùa nắng để có thể nhận thấy được sự xuất hiện của rệp sáp, ta sẽ căn cứ vào lộ trình di chuyển của kiến hoặc những cây bị rệp nặng, mới phát hiện đúng vị trí. Nếu như không vệ sinh kỹ những nơi trồng trọt, thì sẽ góp phần làm tăng môi trường sống cho rệp.
Hơn hết, nguy hiểm nhất là vào khoảng thời gian cây ăn quả đến mùa thu hoạch, các loại trái cây đua nhau tạo ra vị ngọt, thu hút và lôi cuốn kiến một cách mạnh mẽ. Cho nên, khi kiến kéo đến, vô tình đem theo vị khách không mời mà đến đó là rệp sáp.
Những công cụ cần để khử rệp sáp
Có rất nhiều biện pháp để trừ khử rệp và mỗi phương pháp sẽ yêu cầu chuẩn bị dụng cụ không giống nhau. Tổng hợp lại một số gương mặt quen thuộc đối với nhà nông:
- Bình phun: truyền thống sử dụng cơ năng để phun thuốc trừ rệp.
- Máy phun tự động: Có chứng năng giống như bình phun, nhưng tiết kiệm được thời gian và công sức cho người dùng. Đồng thời tiết kiệm được thuốc nhờ cơ chế tự xoay để phủ kín mùa màng.
- Đồ bảo hộ và bao tay: Đây là hai món bảo bối không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho người thực hiện công tác phun thuốc.
Bật mí cách tiêu diệt rệp chỉ với 10 phút
Đối với việc trừ khử rệp sáp sẽ có nhiều cách thực hiện khác nhau để khắc phục tùy vào kinh phí và kinh nghiệm của từng hộ dân. Tuy nhiên, không phải biện pháp nào diệt rệp sáp cũng sẽ triệt để và tận gốc.
Đối với cách diệt rệp nhanh nhất thì vẫn ưu tiên phương pháp phun xịt thuốc trừ rệp tự động hóa. Bởi vì khi có sự hỗ trợ của máy móc thì người dân sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, thuốc phun,… Đổi lại là phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ cho dàn máy, nhưng có thể dùng cho nhiều năm, chi ra cũng không tốn kém.
Với việc áp dụng đòi hỏi phải bố trí vòi phun tự động hợp lý. Vì rệp sáp là một loài chuyên phá hoại mùa màng, sinh sôi nảy nở mạnh mẽ, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và cả một mùa vụ những nhà làm nông. Nếu lắp phân bố không phủ hết khu vườn, khi phun sẽ bỏ sót rệp và tạo cơ hội cho nó tái diễn trở lại.
Tác hại của rệp sáp
Theo các nhà nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, rệp sáp có trong danh sách những loài có khả năng phá hoại cao nhất. Với sự càn quét trong nhiều môi trường các nhau cùng mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, khiến cho người trồng trọt đau đầu và đau ví.
Rệp cũng giống như những côn trùng gây hại khác, làm ảnh hưởng tới nông nghiệp một cách trầm trọng. Không những ảnh hưởng tới nông nghiệp, còn mang đến nhiều tác động cho sức khỏe con người, thông qua việc tạo điều kiện sinh sôi các mầm bệnh.
Thiệt hại đối với nông nghiệp
Từ khi rệp vừa sinh sản, nó đã có thể gây hại đến cây trồng làm ảnh hưởng tới mùa vụ. Khi mới nở, rệp có thể di chuyển đến lá, thân hoặc cành để tìm chỗ trú ngụ để bắt đầu phá hủy cây cối. Bằng cách chích thuốc nhựa cây, cùng lúc đó nó thải ra một chất gọi là mật – Là thứ dẫn dụ loài côn trùng khác.
Rệp trưởng thành sẽ bám vào cuống của hoa, quả sau đó chích mật để gây hư hại thành phẩm nông nghiệp hoặc là nằm xung quanh cuốn để ngăn chặn dòng dinh dưỡng. Dẫn đến hoa, quả không thể phát triển bình thường, dần còi cọc và chất lượng của nông sản đi xuống.
Đối với cây cảnh
Khi bị rệp sáp gây hại, nếu tình trạng nhẹ thì lá vàng, thân cây nhiều kiến, bọ hồng và nấm. Nếu tình trạng nặng thì lá vàng, hoa quả không phát triển được, dần rụng đi, rễ không cung cấp chất dinh dưỡng tới các bộ phận khác, cho nên cây sẽ dần khô héo rồi chết.
Tổn hại sức khỏe đối với con người
Vết cắn của rệp gây ra nỗi ám ảnh cho rất nhiều người, chúng thường tấn công vào khe hở của vết thương, làm ngứa, sẩn phù màu đỏ, bọng nước và xuất hiện khối u ở trung tâm vùng xuất huyết. Trong một số trường hợp bị nhiễm trùng nặng, vết cắn có thể dẫn đến sưng tấy và mất máu.
Sinh sôi và nảy nở các mầm bệnh khác
Rệp sáp là phương tiện lây lan những mầm bệnh từ cây bị bệnh sang cây bình thường, phát triển bằng loại nấm ký sinh. Sau khi hút hết nhựa từ cây này và làm cây chết, chúng bắt đầu tiếp tục di chuyển sang cây khác gây hại và điều này vô tình làm lây lan những mầm bệnh từ cây cũ sang cây mới.
Khắc phục tình trạng rệp sáp tấn công cây trồng
Khi loài rệp sáp bắt đầu có dấu hiệu tấn công nhà vườn của nông dân, cần có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Trong trường hợp đã tấn công thì phải áp dụng những biện pháp sau đây để kịp thời ngăn chặn:
Không trồng cây xen kẽ các cây đang bị rệp sáp tấn công
Rệp sáp khi trưởng thành có thể di chuyển từ cây này sang cây khác, vì thế nên trồng cây với khoảng cách nhất định, để tránh sự lây lan. Mặt khác, nếu cây bị tấn công thì phải cách ly riêng để nhanh chóng tiêu diệt. Tránh trường hợp tạo thành một ổ bệnh to, gây khó khăn trong việc giải quyết.
Dùng vòi nước với áp suất cao để trừ khử các ổ bệnh
Khi dùng vòi nước với áp suất cao để xịt trực tiếp vào ổ, phá đi môi trường sống của rệp. Dẹp triệt để, để rệp không còn môi trường tiếp tục sinh sống. Bên cạnh đó, dưới áp lực của nước, những con trưởng thành bị cuốn trôi, khiến chúng không thể tiếp tục gây hại.
Mặc dù cánh làm này mang đến hiệu tức thì, nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng nó chỉ mang tính tạm thời, không thể áp dụng mãi mãi. Cần phải có kế hoạch lâu dài để diệt trừ mầm mống của chúng, diệt tận gốc mới có thể loại trừ được loài côn trùng gây hại như rệp sáp.
Dùng thiên địch để chống rệp sáp
Có rất nhiều cách để loại trừ rệp, tuy nhiên cách có thể tiết kiệm chi phí, không gây hại môi trường, đó là dùng thiên địch để chống. Có thể kể đến một số thiên địch của rệp như: kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ, ong ký sinh…
Trong đó loài kiến vàng là hiệu quả nhất bởi chúng ăn ấu trùng con non và có thể xua đuổi trước khi rệp nở. Để tránh trường hợp trú ngụ và đẻ trứng gây hại cho cây. Những thiên địch còn lại cũng góp phần chống lại rệp một cách hiệu quả, nếu biết cách áp dụng phù hợp.
Lưu ý trong khi khử rệp sáp trong nhà bạn
Khi rệp sáp xuất hiện trong nhà thì mọi người phải chú ý tìm ra ổ trú ngụ, diệt tận gốc và triệt để. Ngoài ra những ổ rệp trên cây cảnh được trồng tại nơi ở, nên dẹp dọn trước khi trời bắt đầu nóng lên, vì đó là khoảng thời gian rệp phát triển và hoạt động sinh sản. Đồng thời, nên giữ nhà cửa thoáng mát sạch sẽ tránh ẩm mốc vì đây là môi trường lý tưởng cho các loài rệp trú ngụ và phát triển.
Kết luận
Sự phá hoại của rệp sáp là một trong những vấn đề làm cho nhiều nhà nông phải lo sợ, vì tác động rất lớn đến nguồn kinh tế và thu nhập. Qua bài viết trên với sự cung cấp tỉ mỉ, quý đọc giả đã có thêm kiến thức bổ ích, để tự tin trong việc trừ khử rệp.