Cây ăn quả là những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị sâu bệnh hại tấn công. Cùng mình tìm hiểu một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả và cách phòng trừ trong bài viết sau.
Việt Nam là đất nước có đất đai và khí hậu rất thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả như nhãn, xoài, bưởi, vải, sầu riêng, cam… Cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trồng cây ăn quả cũng giống như canh bạc lớn, nhiều người thành công nhưng cũng có những người thất bại do thiếu hiểu biết về các loại sâu bệnh hại cây ăn quả và cách phòng chống.
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Sâu trưởng thành có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Sâu trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thành cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phòng trừ sâu bệnh hại bằng những biện pháp nào hiệu quả?
- Sâu bệnh hại cây trồng có những loại nào? Dấu hiệu nhận biết
- Sâu bệnh hại trên cây ngô có những loại nào? Cách xử lý?
Đây là loài sâu bệnh hại cây ăn quả thườn gặp, chúng phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất là giai đoạn từ tháng 2 – 10. Khi cây bị sâu vẽ bùa tấn công, cây quang hợp kém ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và tạo ra môi trường để bệnh loét xâm nhập.
Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)
Bọ xít xanh gặp trên nhiều loại cây ăn trái, chúng thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá.
Sâu bệnh hại cây ăn quả này khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, chúng hay sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái. Bọ xít non có hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục.
Cả bọ xít non và con trưởng thành đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ bị bọ xít chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái bị gây hại khi đã lớn thì dễ bị thối rồi rụng. Một con có thể chích hút gây hại nhiều trái.
Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)
Rầy chổng cánh là một trong những loài sâu bệnh hại cây ăn quả. Rầy trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, chúng thường đậu ở các đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay, thường bay gần. Ấu trùng di chuyển chậm chạp, chúng thường sống tập trung ở đọt và lá non.
Ấu trùng và thành trùng tấn công cây ăn quả bằng cách chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả.
Nguồn sâu bệnh hại phát sinh từ tháng 2 đến tháng 11 với mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt lộc của cây ăn quả có múi.
Câu cấu (Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi)
Có hai loại là câu cấu to và câu cấu nhỏ. Đây là loài sâu bệnh hại cây ăn quả hay gặp, ngoài gây hại trên cây ăn quả có múi, chúng còn gây hại các cây ăn quả khác như xoài, nhãn, vải…
Có thể bạn quan tâm:
- Gà Hồ – gà quý “dâng vua” và những lưu ý khi chăn nuôi
- Gà nòi là gì? Tất tần tật thông tin mới nhất về gà nòi
Câu cấu to thường xuất hiện số lượng ít. Câu cấu nhỏ là loại nhân ra rất nhanh có thể thành dịch. Đây là loài gây hại cây ăn quả rất nguy hiểm bởi số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ, thậm chí cả lá già và quả non. Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm cấp thương phẩm quả. Câu cấu trưởng thành xuất hiện sau các đợt mưa khi cây cam quýt đang ra lộc hè và lộc thu. Câu cấu phá hại lộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, lộc thu nó còn làm giảm năng suất vườn cây năm sau.
Để phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả, bà con cần lưu ý
Lựa chọn những giống tốt, khỏe, các cành ghép có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Trồng theo phương pháp thâm canh nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.
Mỗi loài sâu bệnh có một loài thiên địch tự nhiên, do vậy bà con nên bảo vệ và phát huy các loài thiên địch, thu hút và tạo điều kiện cho chúng cơ trú để phòng chống sâu bệnh.
Giữ vệ sinh vườn cây, làm cỏ sạch sẽ, kịp thời thu gom lá, hoa quả rụng, cành gãy, loại bỏ những cành cây bị bệnh… để ngăn ngừa sâu bệnh phát sinh và lây lan. Hàng năm cần tiến hành quét nước vôi hoặc thuốc Boócđô vào gốc cây theo định kỳ.
Khi cây bị sâu bệnh cần thường xuyên theo dõi và tiến hành các biện pháp loại trừ như thủ công, bắt giết sâu bọ hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.
Trên đây là những thông tin về các loại sâu bệnh hại cây ăn quả, hy vọng thông qua nội dung bà con đã biết cách xử lý hiệu quả nhé.