Phân bón sẽ giúp đất đai phì nhiêu hơn, là một dạng thức ăn cho cây trồng, chúng chứa nhiều loại dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển tốt và cho ra năng suất cao. Các sản phẩm phân bón có rất nhiều loại và có nhiều công dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về phân lân – đây là loại phân vô cùng cần thiết cho cây trồng và tác dụng của phân lân khi sử dụng, hãy cùng theo dõi bài viết nhé!
Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân đối với cây trồng
Tác dụng của phân Lân (P) có trong thành phần Protit tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non (tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách bón phân lân đúng thời điểm, mang lại hiệu quả cao
- Phân lân bón lót hay bón thúc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất?
- Ưu và nhược điểm của phân lân và bí quyết để dùng hiệu quả
Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.
Lân có trong thành phần hạt nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây.
Lân tham gia vào các thành phần enzin, các Protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Nhưng cũng cần chú ý bón lân cân đối và hợp lý vì bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên người ta thường bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu.
Trong các loại phân lân thì phân lân nung chảy là một dạng phân lân chứa khá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng (Ca, Mg, S, Fe, Mn,…).
Tác dụng của phân lân đối với cây trồng
Phân lân rất cần thiết cho nhiều loại cây, để nó có thể thể phát triển nhanh ở những bộ phận mới của cây như mầm non, để nhanh, ra hoa, đậu, quả, phân cành, phân lân tham gia vào các quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Phân lâu còn giúp cây trồng chống chọi được lạnh và nóng. Đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh hại.
Phân lân là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của cây hạt, giúp hoa, quả to, hạt thì chắc. Phân lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm. Dưới đây là một số những lưu ý về tác dụng của phân lân đối với một số loại cây trồng:
Với xoài bạn nên bón phân lân sớm ở thời kỳ trước khi trái phát triển có thể tích cho sự sinh trưởng trong mùa xuân.
Cây và hoa thì cần bón phân đầy đủ phần lân sẽ có tác dụng kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng.
Với cây lạc khi được bón đầy đủ phần lân sẽ có tác dụng kích thích quá trình cộng sinh với vi khuẩn tạo ra mối sầu trên rễ và tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa và đậu trái.
Với cây táo số hoa trên cành có tương quan truyền tính đến hàm lượng phân lân trong lá.
Bón đủ phân lân cho cây
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phân Kali là gì? Kỹ thuật bón phân Kali chuẩn cho cây
- Phân bón hữu cơ – Các loại phổ biến và vai trò của phân
Tác dụng của phân lân là rất nhiều khi bón đầy đủ cho cây bà con cần bón phân đúng với quy trình của cây, nếu không bạn sẽ nhận những hậu quả đáng tiếc cho cây trồng của các bà con.
Bón thiếu phân lân
Khi bón thiếu phân lân cho cây trồng sẽ khiến ảnh hưởng đến chất lượng hoa, của, quả của nông sản từ đó giá thành khi đi bán sẽ không được cao. Việc bón phân lân giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa sẽ khó nở, quả sẽ ít đi, chím chậm hơn bình thường, nấm bệnh dễ tấn công và cây. Khi bón phân lân sẽ khiến càng lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá ban đầu xanh đạm sau đó chuyển sang màu vàng và tím.
Trông quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ, lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng.
Khi thiết phân lân sẽ dẫn đến tích lũy đạm dạng Nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp Protein
Bộ rễ cây phát triển kém làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, nên hạn chế quá trình quang hợp và hô hấp, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Bón thừa phân lân
Khi bà con bón thừa phân lân, bà con sẽ chưa thấy phần gây hại gì cho năng suất cây trồng. Trái lại phân lân tồn dư trong đất, cây có thể sử dụng cho các vụ sau. Vụ đầu cây chỉ sử dụng 10 đến 25% phân lân. Phần còn lại tổn lưu trong đất. Bón nhiều năm hệ số sử dụng nâng cao. Ngoài ra phân lân thuộc loại nguyên tố linh động nên nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non và nhất là ở các bộ phận sinh trường của cây.
Với tác dụng của phân Lân giúp cây trồng chắc khỏe hơn, ra quả to và đều, màu sắc đẹp, không lo màu bị quá nhạt. Phân lân là yếu tố quyết định sự ra hoa ra quả và quá trình chín của cây và hạt, Nếu các bà con nên tưới phân đầy đủ chánh được những tác hại về sau cho cây trồng của mình.