Con ngỗng là một loài động vật quen thuộc đối với người dân vùng Bắc Bộ. Ngoài nuôi để lấy thịt, làm thức ăn cho con người thì ngỗng còn được nuôi để giữ nhà, làm các bài thuốc Đông Y. Tuy nhiên, để hiểu rõ nguồn gốc, các kỹ thuật nuôi loài vật này là điều không phải ai cũng biết. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn tìm hiểu về các vấn đề này.
Con ngỗng là loài động vật gì?
Trong tự nhiên, các loài ngỗng sống ở các đầm lầy thấp, cửa sông, thung lũng sông và đồng cỏ ướt. Ngoài ra, chúng cũng sinh sống trên các đảo xa bờ, tuỳ theo mùa. Trong chăn nuôi, con ngỗng là loài gia cầm được thuần hoá và chăn nuôi để lấy thịt, lông, trứng hoặc giữ nhà. Chúng đã được thuần hoá tại Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á.
Con ngỗng là loài chim nước, giống như vịt và thiên nga. Chúng chủ yếu là động vật ăn cỏ và cần có những khu vực có lượng nước lớn và thảm thực vật để sinh sống và tồn tại.
Ngày nay, hầu hết loài ngồng đều được thuần hoá và chăn nuôi tại các trang trại để làm thực phẩm cho con người. Thịt ngỗng không chỉ chế biến được các món ăn có hương vị thơm ngon, mà còn dùng thuốc trong Đông y. Ngoài ra, chúng còn được dùng để giữ nhà bởi chúng có tánh linh rất cao.
Kỹ thuật nuôi ngỗng hiệu quả
Con ngỗng là loài gia cầm dễ nuôi, hay ăn lại chóng lớn, ít mắc bệnh lại cho thịt ngon, thơm và quan trọng hơn là mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều hộ chăn nuôi ưa chuộng. Nuôi loài này có nhiều thuận lợi vì đặc thù là loài ăn tạp nhưng thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ít cần đến lương thực nên kỹ thuật nuôi cũng tương đối đơn giản.
Trước tiên, việc chọn con ngỗng giống. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của các hộ chăn nuôi mà đưa ra các lựa chọn khác nhau cho phù hợp. Nếu người dân muốn nuôi ngỗng theo đàn thì nên chọn những con có màu xám hoặc vằn, chân to vì chúng đi khỏe và chịu khó kiếm ăn. Ngỗng giống tốt là những con nở vào đúng ngày, đạt khối lượng cơ thể từ 85 – 100g/con.
Khi ngỗng con mới nở, bạn nên chọn những con có bộ lông bóng mịn, mắt sáng, đi nhanh và vững. Tốt nhất là nên chọn những con có giống bố mẹ được kiểm tra dịch bệnh đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng trước sinh sản.
Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt, bạn cần đảm bảo chuồng trại luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Nhiệt độ, ánh sáng phải luôn được duy trì ở mức cần thiết. Đảm mật độ nuôi vừa đủ để ngỗng sinh sống. Mật độ nhiều nhất là 10 – 15 con/m2 đối với những con ngỗng dưới 7 ngày tuổi. 6-7 con/ m2 đối với những con trên 7 ngày và dưới 1 tháng tuổi.
Chế độ thực phẩm dành cho con ngỗng nuôi
Nguồn thức ăn phải luôn được đảm bảo là nguồn thức ăn xanh, sạch cho ngỗng. Phải dự trữ đủ thức ăn để đảm bảo khẩu phần ăn cho chúng. Đặc biệt là các loại rau xanh, cỏ, các loại hạt, ngô, lúa,… Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ cho ngỗng để đảm bảo sức khỏe cho chúng. Tiêm ngừa đầy đủ các vaccine bệnh cho ngỗng., tách đàn ngay các con ngỗng có mầm bệnh để tránh lây lan.
Chế độ thực phẩm của con ngỗng được chia thành nhiều loại với khẩu phần ăn khác nhau tùy theo độ tuổi. Có 3 giai đoạn chính mà bạn cần lưu ý để phối trộn thức ăn và cho ăn thích hợp là giai đoạn ngỗng con từ 1 – 29 ngày tuổi, giai đoạn 29 ngày tuổi, và giai đoạn vỗ béo, khoảng 10 – 12 ngày cuối trước khi xuất xuồng. Dưới đây là khẩu phần ăn chi tiết theo từng giai đoạn.
Giai đoạn ngỗng con (1 – 29 ngày tuổi)
Ở những tuần đầu tiên, con ngỗng nên nuôi trong chuồng quây, không nên cho ra ngoài. Thức ăn chủ yếu nó là rau tươi thái nhỏ như lá cải bắp, su hào, bèo tấm,… trộn chung với cám ngô hoặc gạo. Máng uống phải to để đủ lượng nước cho chúng uống hàng ngày.
Sau tuần 3, khi này các con ngỗng đã cứng cáp hơn có thể chăn thả ở những nơi có cỏ, rau mọc tự nhiên, nguồn nước sạch và phải có bóng râm để cho làm quen dần với môi trường xung quanh. Ban ngày chúng sẽ tự kiếm ăn, chỉ bổ sung thức ăn tinh vào buổi chiều và ban đêm.
Giai đoạn con ngỗng dò (29 – 49 ngày tuổi)
Trong giai đoạn, vào ban ngày bạn sẽ chăn thả con ngỗng, chiều và ban đêm lùa chúng trở về và bổ sung thức ăn tinh và rau xanh tại chuồng. Nếu tính cả thức ăn xanh mà chúng tự kiếm, ngỗng có thể ăn từ 1.5 – 1.8kg rau xanh/con/ngày ở giai đoạn này.
Thức ăn chính của ngỗng có thể là cám ngô, khoai lang, sắn, , bột đỗ tương, thóc ngâm… Người nuôi tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc kháng sinh chất tăng trưởng vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng thịt.
Giai đoạn vỗ béo con ngỗng trước khi xuất chuồng
Ở giai đoạn này, bạn cần tăng lượng thức ăn tinh cho ngỗng, giảm việc vận động. Lượng thức ăn tinh cho mỗi con ngỗng khoảng 250-350g/con/ngày, có thể sử dụng bắp đỏ hay hạt ngô vàng ngâm qua đêm cho thêm một ít muối.
Ngoài ra có thể cho ngỗng ăn thêm cám trộn rau xanh và khoai khoảng 20-25%. Người nuôi lưu ý ở giai đoạn này, chỉ nên kéo dài từ 12 – 15 ngày vì kéo hơn sẽ tốn chi phí thức ăn nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Phòng bệnh cho con ngỗng
Giống như các loài động vật khác, con ngỗng cũng có thể mắc các bệnh khác nhau nếu như không được phòng bệnh đúng cách. Việc phòng bệnh cho ngỗng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chăn nuôi chúng. Dưới đây là các bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho chúng.
Bệnh tụ huyết trùng
Là một bệnh do vi trùng Pasteurella Multocida gây ra. Các tác nhân bên ngoài như điều kiện thời tiết thất thường, môi trường chăn nuôi kém vệ sinh,… sẽ làm cho ngỗng bị giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Để phòng bệnh này cần giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch và an toàn. Khi thời tiết thất thường nên cho chúng uống vitamin C và chống stress.
Bệnh cúc khuẩn
Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do chuồng trại hoặc thức ăn để lâu bị nấm mốc, khi những tế bào độc này xâm nhập vào phổi ngỗng sẽ có nguy cơ gây chết ngỗng. Để tránh ngỗng bị mắc bệnh, cần cho chúng ăn thức ăn sạch, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bị nấm mốc.
Bệnh không tiêu
Loại bệnh này chủ yếu bị ở ngỗng con, do mới nở nên tiêu hoá không tốt dẫn đến bị bệnh. Để phòng bệnh này, cần cho chúng ăn các loại thức ăn sạch, dễ tiêu hóa như gạo nước, kết hợp với cho uống đủ nước, có thể thay bằng nước gừng, tỏi hay hành lá cho ngỗng con uống.
Bệnh dịch tả vịt lây sang con ngỗng
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc nuôi ngỗng quá gần hoặc nuôi chung với vịt. Để giải quyết tình trạng này, người dân cần cách ly hoàn toàn đàn ngỗng khỏi đàn vịt bị nhiễm bệnh. Tăng cường phun thuốc khử trùng và tiêm vacxin cho con ngỗng là cách phòng bệnh hiệu quả cho bệnh này.
Bệnh rỉa lông, cắn lông của con ngỗng
Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện sống của con ngỗng không tốt, chuồng chật, nhiệt độ quá nóng khiến ngỗng bị stress. Để giải quyết tình trạng này, người nuôi cần giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng. Khi hết thời gian úm ngỗng (1 – 7 ngày), nên thả ngỗng ra vườn hoặc sân chơi, bổng sung nhiều rau xanh vào phần ăn để chúng rỉa rau và không rỉa lông nhau nữa.
Phân biệt các dòng họ thuộc loài ngỗng
Chi Ngỗng (danh pháp khoa học là Anser) có ba loại ngỗng lớn: ngỗng trời, ngỗng xám và ngỗng trắng. Chi Ngỗng được phân bố chủ yếu ở vùng Bắc bán cầu. Vào mùa hè, một vài loài sẽ cư trú và sinh sản ở những môi trường ẩm ướt và thưa cây cối thuộc vùng cận Bắc cực và ôn đới lạnh.
Một vài loài sinh sản sẽ xa hơn về phía nam ở vùng ôn đới ấm. Vào mùa đông, chúng sẽ di trú về phía nam trú ẩn. Hiện nay chi ngỗng được coi là chứa 10 loài còn sinh tồn gồm: Ngỗng thiên nga, ngỗng đậu, ngỗng ngực trắng, ngỗng chân hồng, ngỗng ngực trắng nhỏ, ngỗng xám, ngỗng Ấn Độ, ngỗng tuyết, ngỗng ross, ngỗng hoàng đế.
Trong đó loài có kích thước lớn nhất là ngỗng xám cân nặng 2.5 – 4.1kg, nhỏ nhất là ngỗng Ross nặng 1.2 – 1.6kg. Chúng có đặc điểm chung là chân màu hồng/da cam, mỏ màu hồng/da cam/đen.
Các món ăn tiêu biểu được chế biến từ thịt con ngỗng
Dù không được thông dụng như thịt vịt nhưng những món được chế biến từ thịt con ngỗng cũng đảm bảo được độ ngon và chất dinh dưỡng. Thịt ngỗng thường sẽ có màu sậm hơn thịt gà, thịt vịt và có hương vị thuộc hàng “tuyệt phẩm”, dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon, đa dạng..
Bên cạnh đó, thịt ngỗng còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp chất béo tốt cho tim mạch và cơ thể. Một số món ngon được chế biến từ thịt ngỗng có thể kể đến như: Thịt ngỗng xào sả ớt, thịt ngỗng hấp, thịt ngỗng giả cầy, thịt ngỗng xào lăn, thịt lườn ngỗng hun khói, Salad lườn ngỗng hun khói,…
Kinh nghiệm để nuôi con ngỗng trở nên béo tốt
Để chăn nuôi ngỗng đạt hiệu quả cao, bạn cũng cần chú ý đến một số đặc tính của loài này. Ngỗng là loài ăn chay, thích nhất là ăn cỏ và lúa. Nếu trong thức ăn có lẫn tôm thịt, con ngỗng sẽ không bao giờ ăn.
Đối với ngỗng, thức ăn xanh rất quan trọng trong khẩu phần ăn của chúng. Do đó, bạn cần đảm bảo nguồn thức ăn đủ để đáp ứng cho ngỗng ăn mỗi ngày và tuyệt đối không sử dụng thuốc tăng trưởng.
Kết luận
Con ngỗng được xem là một trong những loài động vật mang đến nhiều lợi ích cho con người. Chính vì thế mà chúng đang được nhiều người quan tâm và lựa chọn để chăn nuôi với quy mô lớn. Tin rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về loài vật này cũng như là cách chăn nuôi ngỗng.